Huấn luyện chó chăn cừu? Giống chó chăn cừu không những sở hữu các đặc tính ưu việt về thể chất, tính cách mà còn là những vật nuôi cực kỳ đáng yêu và được việc nữa đấy. Cùng chúng tôi tìm hiểu những điều bạn cần biết về giống chó chăn cừu qua bài viết sau đây.
Chó chăn cừu là giống chó gì?
Chó chăn cừu (hay chó săn gia súc) là tên gọi chung của các giống chó vốn được sinh ra và huấn luyện để chăn dắt, kiểm soát những bầy gia súc lớn, đặc biệt là cừu ở trên các thảo nguyên hay cánh đồng lớn.
Mặc dù chó chăn cừu bao gồm nhiều loài chó có nguồn gốc và lịch sử khác nhau nhưng mục đích chung ban đầu của giống chó này được lai tạo và sinh ra chính là để giúp đỡ người dân trong việc trông nom gia súc trước tình cảnh số lượng trong bầy bị hao hụt do đi lạc, hay là bị chó sói ăn thịt bớt,…
Ngày nay giống chó này đã được nuôi một cách rộng rãi hơn nhưng lại không phải với vai trò một chú chó chăn gia súc, mà như là một vật nuôi ở trong các gia đình. Dù không được huấn luyện để chăn dắt nhưng những giống chó cảnh này vẫn sở hữu các đặc tính ưu việt vốn có, nhờ đó chúng có thể phụ giúp một số công việc hằng ngày khi được chỉ dẫn.
Những giống chó chăn cừu phổ biến nhất hiện nay
Chó chăn cừu Đức
Chó chăn cừu Đức là một trong những giống chó được nuôi rộng rãi nhất trên thế giới và còn nổi tiếng với tên gọi khác là chó Becgie. Chúng có kích thước trung bình, dài từ 55 – 65 cm và có cân nặng từ 22 – 40 kg. Đầu chó Đức tròn với vầng trán rộng, mũi đen, mõm vuông, dài.
Hàm răng của chúng khỏe và không kém phần sắc bén. Không có gì ngạc nhiên khi nói hàm răng của chúng có thể dễ dàng hạ gục được những con vật khác chỉ trong vài vết cắn. Ắt hẳn đó cũng là một trong những nguyên nhân mà giống chó chăn cừu này được sử dụng nhiều cho mục đích chăn dắt đến như vậy.
Chó Becgie chăn cừu Đức có nhiều màu lông khác nhau, nhưng được thấy nhiều nhất là những con mang màu lông đen sẫm hoặc là đỏ đen. Tuy nhiên, chúng đều có đặc điểm chung là mang một khuôn mặt màu đen. Một số cá thể đặc biệt khác có thể mang trên mình màu trắng, màu lông chồn hay màu lam, nhưng số lượng của chúng rất ít và hiếm gặp.
Một lí do khác dẫn tới việc giống chó này được nhiều người ưa chuộng là bởi vì trí thông minh đặc biệt của chúng. Nhiều người nuôi đã vô cùng bất ngờ khi chú chó của mình có thể hiểu và nhớ các mệnh lệnh của chủ nhân dành cho chúng chỉ sau một vài lần huấn luyện. Vì khả năng quan sát, học tập nhanh chóng và nhạy bén hơn nhiều giống chó khác, chó chăn cừu Đức đã được nhiều người lựa chọn để trở thành chó nghiệp vụ (chó cảnh sát), chó bảo vệ hay là chó cứu hộ.
Mặt khác, đây còn là một giống chó rất trung thành và bám chủ. Tuy nhiên, nếu không được huấn luyện một cách cẩn thận thì giống chó chăn gia súc này có thể vô tình tạo nên một số rắc rối cho chủ nhân của chúng. Do mang trong mình bản chất chăn dắt và bảo vệ nên khi gặp người lạ, chúng có thể gây ra các hành động thái quá, thậm chí là cắn người.
Chó chăn cừu Úc
Ngoài giống chó đến từ Đức thì chó chăn cừu Úc (Australian Shepherd hay Aussie) cũng là một trong những giống chó chăn cừu được nuôi rộng rãi nhất
Được du nhập vào Úc từ giữa thế kỷ XIX, giống chó này nhanh chóng trở thành một hiện tượng, một “cánh tay phải” của những người chăn nuôi của toàn nước Úc trong việc bảo vệ, trông coi gia súc.
Chó chăn cừu Úc mang thân hình khỏe khoắn, chắc chắn. Cơ thể của chúng dài hơn những loài chó chăn gia súc khác rất nhiều, cùng với bốn chiếc chân cứng cáp hỗ trợ chúng trong các hoạt động chạy nhảy một cách linh hoạt. Chúng có chiều cao từ khoảng 40 – 55 cm, nặng từ 11 – 20 kg. Sở hữu một đôi mắt tinh anh, chiếc tai hình tam giác vẩy lên cao cùng với bề ngoài nhanh nhẹn, nhìn từ xa thì trông chúng không khác gì những chú chó sói đích thực.
Khác với giống chó Đức có thể được dùng trong môi trường quân đội thì anh bạn đến từ Úc chỉ được dùng chủ yếu trong các trang trại. Chúng quan trọng đến nỗi ở Úc, giống chó này được xem như là một lực lượng lao động không thể thiếu.
Vì khá thông minh nên chó chăn cừu Úc rất dễ huấn luyện. Tuy mang bề ngoài không mấy dễ gần nhưng chúng lại có tính tình thân thiện, vui vẻ. Thậm chí anh bạn đến từ nước Úc còn có thể trở thành một người bạn tốt của con người, đặc biệt là trẻ em nếu đã được huấn luyện từ nhỏ.
Tuy không thuộc loài chó hung dữ nhưng với bản chất săn mồi, bảo vệ có sẵn thì giống chó chăn gia súc Úc vẫn có thể bảo vệ bản thân và chủ nhân nếu chúng cảm thấy đang có nguy hiểm rình rập xung quanh. Nếu kiên trì huấn luyện, chủ nhân của chúng thậm chí còn có thể sử dụng giống chó này để canh trẻ em hoặc người già khi không may có việc phải đi đột xuất.
Chó Becgie Bỉ
Chó chăn cừu Bỉ có tên chính xác là Belgian Malinois. Cái tên đã phần nào nói lên nguồn gốc của giống chó này – một thành phố ở đất nước Bỉ.
Chó chăn cừu Bỉ vốn là sản phẩm của việc lai tạo giữa loài Becgie Đức và giống chó chăn cừu bản địa. Tuy giống cảnh khuyển này đã bắt đầu xuất hiện vào những năm 1800 nhưng cho đến tận nay, chúng vẫn không được công nhận là một giống chó độc lập mà chỉ được xem như là một giống chó lai từ Becgie Đức.
Becgie Bỉ sở hữu một cái đầu to, tròn. Chúng có đôi mắt màu nâu, trông khá là dữ tợn. Với hàm răng chắc khỏe cùng với chiếc mõm dài, chó chăn cừu Bỉ có năng lực vô cùng tốt trong việc bám giữ được đồ vật.
Tuy nhiên, điểm đặc biệt nhất ở giống chó này chính là chiếc mũi dài, thẳng tắp, góp một phần rất quan trọng vào khả năng đánh hơi của chúng. Nhờ khả năng đánh hơi hiếm có này, Becgie Bỉ thường được sử dụng trong các lực lượng an ninh ở Bỉ và các nước châu Âu, nhất là trong việc tìm kiếm ma tuý hay các chất cấm khác.
Tuy thường sống trong môi trường yêu cầu kỉ luật cao nhưng chó Becgie Bỉ vẫn là một giống chó rất thân thiện và quý chủ. Chúng mang trong mình một sự trung thành tuyệt đối, có thể luôn đề cao cảnh giác với người lạ nhưng với chủ nhân và các thành viên trong gia đình thì hoàn toàn ngược lại.
Belgian Malinois luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ những người mà chúng xem là thân thiết. Chủ nhân nói gì chúng cũng nghe, miễn là bạn phải kiên nhẫn và tập luyện cho chúng từ nhỏ.
Có nên nuôi một chú chó chăn gia súc hay không?
Ngoài việc được sử dụng để săn sóc bầy gia súc, chó chăn cừu còn là một giống chó vô cùng đáng nuôi vì những nguyên nhân khác nữa.
Đầu tiên phải kể đến bề ngoài lém lỉnh, đáng yêu mà chó chăn cừu sở hữu. Không những thế, tính cách của chúng cũng dễ gần không khác gì vẻ bề ngoài. Chó chăn cừu có thể dễ dàng tạo cho bạn một cảm giác gần gũi ngay từ những lần gặp gỡ đầu tiên bởi sự thân thiện của chúng.
Đặc biệt hơn, nhiều người nuôi còn ví chó chăn cừu là một “liều vitamin” vì tính cách quá hiếu động. Nếu ở cùng một chú chó chăn cừu, bạn sẽ không thể nào buồn nổi vì những chú chó tinh nghịch này luôn toả ra những nguồn năng lượng vui vẻ nhất.
Mặt khác, chó chăn cừu lại còn là giống chó sống chân thành, luôn yêu thương và nghe lời chủ nhân. Quả là một giống chó đáng nuôi phải không nào?
Nuôi và huấn luyện chó con 2-4 tháng tuổi.
Trong giai đoạn này, việc huấn luyện vẫn tiếp tục, chó con học các lệnh cơ bản khác: ngồi, với tôi, nằm xuống, v.v. Hơn nữa, những gì đã được học đòi hỏi phải sửa chữa và lặp lại thêm.
Một thú cưng trưởng thành có thể được dạy để vượt qua các chướng ngại vật, chẳng hạn như cầu thang. Ban đầu, một em bé 3-4 tháng tuổi đi bộ các bước với chủ sở hữu, và sau đó anh ấy tự làm điều đó.
Bạn đã có thể tham dự một sân tập với thú cưng của bạn, mặc dù điều đáng cân nhắc là những cú nhảy cao không được khuyến khích cho các khớp chó con dễ vỡ. Nhưng bạn có thể đề nghị anh ta di chuyển xung quanh sự bùng nổ, tăng dần chiều dài của nó.
Cách giáo dục và huấn luyện chó con từ 4 tháng đến sáu tháng
Bắt đầu từ 4 tháng, việc đào tạo có thể phức tạp bằng cách xen kẽ giữa các đội khác nhau. Ví dụ, di chuyển ra khỏi thú cưng bằng 5-8 bước, đưa ra lệnh “ngồi”. Nếu thú cưng tìm cách tiếp cận chủ, thì con chó con ngồi lại và bỏ đi, lặp lại thuật toán trên.
Huấn luyện các đội mới, cũng như lặp lại các tài liệu cũ, nên diễn ra ở một nơi yên tĩnh quen thuộc với thú cưng. Nên tăng dần thời gian và khoảng cách giữa chủ sở hữu khởi hành và đưa ra lệnh. Từ độ tuổi này, bạn có thể đề nghị thú cưng của bạn vượt qua những rào cản đặc biệt, nhưng chiều cao của chúng phải nhỏ.
Nếu con chó có một dịch vụ, bảo vệ hoặc sự nghiệp bảo vệ, sau đó đào tạo sẽ cần phải được thực hiện nghiêm túc hơn. Nếu con chó con cảnh giác với người lạ, khi nhìn thấy nó dừng bước, gầm gừ và sủa, thì hành vi này nên được khuyến khích.
Nghiêm cấm cho phép thú cưng lấy đồ từ tay kẻ xấu, để cảnh báo tất cả các hộ gia đình và khách ở nhà – bạn không thể đối xử với con chó! Nó là cần thiết để phát triển các phẩm chất bảo vệ tự nhiên của con chó. Không thể để người lạ chơi với một con chó con, vuốt ve anh ta. Khi khách đến nhà, bạn cần ngồi bên chú chó.
Nuôi dưỡng và huấn luyện người chăn cừu từ sáu tháng
Từ sáu tháng, các quá trình học tập không dừng lại, nhưng bây giờ việc đào tạo tập trung vào việc tăng cường hoạt động thể chất. Dần dần, bạn có thể tăng chiều cao của rào chắn, và sau 10-11 tháng, nó có thể đạt tới 115-120 cm. Ở chó, giai đoạn này gắn liền với tuổi thiếu niên – chó con trở nên nghịch ngợm, có xu hướng tự khẳng định.
Những biểu hiện như vậy không nên được khuyến khích, không nên nhường và nhường đường. Chó con có thể cư xử theo cách này cho đến khi hệ thống sinh sản của chúng được thiết lập. Đến 8 tháng tuổi, bản năng bảo vệ bắt đầu xuất hiện ở những chú chó chăn cừu. Người đàn ông thể hiện phẩm chất lãnh đạo của mình và có thể trở thành một nhà lãnh đạo thực sự của sói.
Kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dưỡng
Là một giống chó hiếu động, thường xuyên chạy nhảy cho nên môi trường sống của chó chăn cừu phải được đảm bảo luôn rộng rãi và thoáng mát. Nếu ngôi nhà của bạn không có được những không gian trống phù hợp thì thỉnh thoảng bạn có thể đưa chú chó nhà bạn tới công viên đi dạo để chúng có thể tự do chạy nhảy. Với những bé có bản tính hung hăng và chưa được huấn luyện kỹ càng thì nhớ phải đeo rọ mõm khi dắt chúng ra ngoài.
Vì hoạt động khá nhiều nên cơ thể của chó chăn cừu có thể dễ bị mất nước và cần được nạp nguồn năng lượng lớn hằng ngày. Hãy nhớ cho chú chó của bạn ăn uống đủ chất và uống nước đầy đủ để chúng luôn có một sức khỏe tốt nhất cho việc tham gia các hoạt động.
Ngoài ra, các hoạt động vệ sinh cơ bản như tắm rửa, chải chuốt,…của chó chăn cừu cũng nên được diễn ra ít nhất từ 3 – 4 lần trong tháng để chú chó của bạn luôn có một cơ thể sạch sẽ, thơm tho, đồng thời loại bỏ các ký sinh trùng tí hon khác sống bám trên da và lông của chúng.
Trên đây là thông tin về cách huấn luyện chó chăn cừu chất lượng và uy tín hàng đầu hiện nay. Hy vọng qua nội dung trên của Laputa Farm thì các bạn sẽ lựa chọn được nơi gửi cún của mình đi “học” phù hợp
Nếu còn bất kỳ nhu cầu hay thắc mắc nào hãy liên hệ cho chúng tôi ngay để được giải đáp nhé!