Chó bị suy thận có cứu được không ? Cứ mỗi 1,000 con chó thì có 9 con mắc bệnh suy thận mãn tính. Chó có thể mắc bệnh suy thận ở mọi độ tuổi nhưng chó già thường có nguy cơ suy thận cao hơn.
Bệnh suy thận ở chó có thể ảnh hưởng đến những vấn đề khác như: huyết áp, hàm lượng đường trong máu, thể tích máu, thành phần nước trong máu, nồng độ pH và tạo ra các tế bào hồng huyết cầu cũng như một số kích thích tố khác. Mặc dù quá trình ảnh hưởng diễn ra khá chậm nhưng theo thời gian các triệu chứng này sẽ trở nên rõ ràng hơn, lúc đó thì đã quá trễ để cứu chữa hoàn toàn. Thông thường, thận của chó sẽ tìm ra nhiều cách khác hỗ trợ khi nó mất chức năng hoạt động trong suốt nhiều tháng, hoặc thậm chí nhiều năm.
Trong khi bệnh suy thận mãn tính không thể được chữa khỏi, việc điều trị và theo dõi bệnh suy thận chủ yếu nhằm giảm tác hại các triệu chứng và làm chậm quá trình phát triển bệnh nặng thêm mà thôi.
Nguyên nhân tại sao chó lại bị suy thận?
Nguyên nhân gây ra bệnh suy thận ở chó có thể bao gồm các bệnh về thận, tắc nghẽn đường tiết niệu (hoặc niệu quản), ảnh hưởng của một số loại thuốc theo toa, ung thư hạch, đái tháo đường và yếu tố di truyền (di truyền).
Các triệu chứng của bệnh suy thận ở chó
Các triệu chứng của bệnh suy thận thường xuất hiện dần dần trong một thời gian dài. Ngoài ra, các triệu chứng có thể thay đổi và không phải tất cả những triệu chứng được liệt kê dưới đây đều được nhìn thấy trên những con chó mắc bệnh suy thận:
• Chó nôn mữa bỏ ăn
• Chó ủ rũ, bơ phờ
• Chó bị tiêu chảy
• Chó bị táo bón
• Chó sụt cân
• Khát nước nhiều hơn bình thường
• Mù cấp tính
• Động kinh và hôn mê
• Xuất hiện máu trong nước tiểu (tiểu ra máu)
• Tăng tần suất và lượng khi tiểu
Điều trị chó bị suy thận
Chế độ ăn uống cần hạn chế chất đạm (protein), vì đạm có thể làm bệnh suy thận ở chó nặng thêm.
Mặc dù không có cách điều trị dứt điểm đối với bệnh suy thận mãn tính ở chó nhưng vẫn còn một số bước có thể giảm thiểu các triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Ví dụ, cho chó ăn một chế độ ăn kiêng đặc biệt tốt cho thận, hoặc chế độ ăn ít chất đạm (protein), phốt-pho, canxi và natri (sodium).
Nếu chó của bạn không thể ăn được chế độ ăn này thì bạn có thể dùng một lượng nhỏ nước ép cá ngừ, thịt gà hoặc các chất tăng cường hương vị khác với sự hướng dẫn của bác sĩ thú y.
Hãy chắc chắn rằng chú chó nhà bạn luôn có đủ nước sạch để uống. Nếu chú chó nhà bạn được chẩn đoán thiếu nước, hãy cho chúng truyền nước ngay.
Sống chung và kiểm soát bệnh suy thận ở chó
Suy thận mãn tính là một căn bệnh tiến triển qua các giai đoạn. Chó bị bệnh suy thận nên được theo dõi liên tục và kiểm tra sức khỏe thường xuyên để đảm bảo không cần thay đổi thuốc hoặc chế độ ăn uống.
Việc phán đoán tình trạng sức khỏe của chú chó sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và giai đoạn tiến triển của bệnh tại thời điểm chữa trị.
Lưu ý là những chú chó mắc bệnh suy thận mãn tính không nên cho sinh sản.
Tùy thuộc vào các triệu chứng và điều kiện mà chúng ta có thể cân nhắc các loại thuốc sau cho bệnh suy thận ở chó:
• Anti-hypertensives giúp giảm huyết áp
• Erythropoietin giúp kích thích quá trình sản xuất hồng huyết cầu, do đó làm tăng lượng khí oxy trong các mô.
Điều trị chó bị suy thận
Đối với cho bị suy thận cấp tính
Đối với giai đoạn suy thận cấp tính, dù đây chỉ là mức độ nhẹ ban đầu nhưng cũng cần phải đưa thú cưng đến cơ sở y tế để được hỗ trợ chữa trị. Với giai đoạn này thì khả năng hồi phục là có thể. Tuy nhiên, về sau thì chức năng của thận cũng sẽ có sự giảm sút đáng kể.
Đối với chó bị suy thận mãn tính
Đối với giai đoạn suy thận cấp mãn tính, việc chữa trị đã bắt đầu trở nên khó khăn hơn, đồng thời tỷ lệ hồi phục cũng giảm đi rất nhiều. Lúc này, đội ngũ bác sĩ sẽ tiến hành điều trị một số triệu chứng kết hợp với các phương pháp hỗ trợ khác. Có thể kéo dài sự sống từ vài tháng đến vài năm.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng bệnh của chó mà sẽ có sự linh hoạt hơn trong việc điều trị. Có thể chúng sẽ được truyền dịch để bổ sung vào lượng nước đã mất, thường là khoảng từ 2 đến 10 giờ.
Bên cạnh đó, nếu lượng nước tiểu thải ra vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn bình thường, thì thuốc furosemide hoặc mannitol sẽ được kê thêm để hỗ trợ chức năng của thận. Một số chất điện giải khác như natri, kali,… cũng sẽ được bổ sung và duy trì với mức bình thường cho chó.
Việc bù nước là vô cùng quan trọng, vì chúng sẽ giúp cơ thể chó thèm ăn hơn lúc bệnh. Giúp cải thiện dưỡng chất và bổ sung thể lực cho chúng trong thời gian điều trị và chống chọi với bệnh tật.
Một số phương pháp điều trị khác
Bên cạnh một số biện pháp chính để điều trị bệnh suy thận, nếu chó có một số biểu hiện bệnh khác cũng sẽ được điều trị song song để giảm bớt nỗi đau cho chúng.
Điều trị ói mửa: đây là một biểu hiện của bệnh suy thận, tuy nhiên cũng cần phải điều trị để chúng không suy kiệt do ói quá nhiều. Hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và sử dụng kết hợp với thuốc cimetidin/ chlorpromazine. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho chó uống.
Chạy thận nhân tạo và lọc máu: Việc này sẽ hỗ trợ thận hoạt động tốt và duy trì cuộc sống bình thường cho chó. Phương pháp này sẽ cần phải được thực hiện tại những cơ sở thú ý hiện đại và có đủ trang thiết bị.
Ghép thận: Đây vốn là biện pháp cuối cùng để chữa bệnh cho thú cưng. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi chi phí khá cao cùng kỹ thuật từ bác sĩ.
Việc sử dụng thuốc trong quá trình điều trị hoàn toàn phải nằm dưới sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bởi vì chi phí của những loại thuốc chữa bệnh suy thận là khá cao, nên cần được sử dụng đúng cách và điều chỉnh một cách cẩn thận để giảm thiểu tác dụng phụ.
Chó bị suy thận nên ăn gì?
Khi bị suy thận, chó sẽ cần có một chế độ ăn ít nhưng phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Chế độ ăn uống giàu protein sẽ giúp cơ thể chúng cải thiện được tình trạng của thận. Để tăng khả năng ngon miệng, lưu ý rằng hãy chia nhỏ các khẩu phần ăn ra.
Một số thức ăn tốt cho chó cũng như kích thích sự thèm ăn của chó khi bị suy thận: sữa chua, phô mai, rau băm nhỏ. Ngoài ra, nên hạn chế muối trong các khẩu phần ăn của chó, việc ăn mặn sẽ làm tăng sự phù nề, cổ trướng và cao huyết áp cho chúng.
Bổ sung một số vitamin cần thiết vào thức ăn và nước uống của chúng như vitamin B và C, acid béo omega-3. Không nên cung cấp quá nhiều vitamin A và D để tránh những ảnh hưởng không tốt đến bệnh trạng của chó.
Trên đây là các thông tin quan trọng khi chó bị u mỡ. Laputa Farm hy vọng với những thông tin hữu ích này chủ nhân của các chú cún hãy luôn dành sự quan tâm tới thú cưng của mình để nếu gặp phải căn bệnh tương tự hãy chữa trị kịp thời.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: Hồ Buôn Bông, xã Eakao, TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
Hotline: 0906 032 127
Email: laputafarmvn@gmail.com