Chó bị co giật khiến nhiều người nuôi không khỏi hoảng sợ. Mặc dù đa số trường hợp, thời gian co giật không lâu thì không nguy hiểm đối với chó, nhưng nếu chú chó của bạn bị chứng co giật kéo dài, điều này thực sự có thể nguy hiểm đến tính mạng. Hôm nay, hãy cùng Laputa Farm tìm hiểu nguyên nhân, cách xử lý cũng như cách phòng chống co giật cho chó.
Tìm hiểu về chứng co giật ở chó
Chứng co giật ở chó tuy không đe dọa đến tính mạng, nhưng sẽ làm cho chó bị mất kiểm soát cơ thể, khiến cơ bắp co lại và giãn ra nhanh chóng. Chó bị co giật có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu tình trạng bệnh kéo dài.
Thông thường nếu chó của bạn chỉ bị 1 đến 2 lần và sau đó khỏi hẳn thì rất khó xác định được nguyên nhân. Nhưng nếu hiện tượng co giật xảy ra nhiều lần và tái phát thường xuyên hơn thì rất có thể chú chó của bạn đã mắc bệnh động kinh ở chó.
Một số dấu hiệu để nhận biết chó bị co giật
Chứng co giật bất ngờ hoặc động kinh ở chó khá dễ nhận biết. Những chú chó bất ngờ xuất hiện các hành động mất kiểm soát khi não của chúng không hoạt động được bình thường. Dưới đây là một số dấu hiệu để nhận biết chú chó của bạn bị co giật:
- Đột nhiên run rẩy toàn thân
- Chó bị cứng đờ người và sau đó ngã vật ra đất
- Chó bị co giật sùi bọt mép và chảy dãi dớt nhiều
- Một số chú chó khi bị co giật còn gầm gừ, rên rỉ, bỗng dưng tỏ ra cáu gắt hoặc thậm chí là sủa rất to
- Không thể tự kiểm soát được việc đi vệ sinh như bình thường
- Một số trường hợp nặng, chó có thể bị co giật toàn thân, bên cạnh đó là những trường hợp chỉ co giật một phần cơ bụng dưới hoặc cơ chân
- Chó bị co giật đi loạng choạng, không đi vững và bị mất thăng bằng
- Dần không kiểm soát được hành động của mình,…
Nếu bạn gặp những dấu hiệu này, việc đầu tiên cần làm là đưa chú cún của mình đến một nơi an toàn và mềm mại, đồng thời dọn dẹp và loại bỏ những đồ vật nguy hiểm xung quanh có thể làm chú chó bị thương.
Nếu không nắm được nguyên nhân và không đưa đi chữa trị kịp thời, những cơn co giật có thể ảnh hưởng đến tính mạng của chó. Vì vậy tiếp theo hãy đến với nguyên nhân và các cách xử lý khi chó bị co giật.
Những nguyên nhân chính khiến chó bị co giật
Có khá nhiều nguyên nhân khiến cho bị chứng co giật, dưới đây là một số nguyên nhân chính:
Do các vấn đề bên ngoài làm ảnh hưởng đến não
Co giật có thể là kết quả của một vấn đề xảy ra bên ngoài não ảnh hưởng gián tiếp đến não của chú chó. Các nguyên nhân ngoại sọ của co giật bao gồm rối loạn chuyển hóa như lượng đường trong máu thấp, bệnh thận hoặc gan nặng, các bất thường về điện giải như canxi thấp và tiếp xúc với chất độc.
Chó bị co giật do các triệu chứng bên trong não bộ
Bên cạnh các vấn đề bên ngoài não, chó bị co giật có thể là kết quả của một vấn đề xảy ra bên trong não. Nguyên nhân nội sọ dẫn đến chứng co giật ở chó bao gồm các bất thường về cấu trúc như viêm, u não, đột quỵ, dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng não và chấn thương đầu.
Do môi trường xung quanh
Môi trường xung quanh bị thay đổi độ ẩm quá nhanh, nhiệt độ bị lạnh hoặc nóng lên đột ngột dẫn tới hiện tượng sốc nhiệt. Khi thời tiết quá lạnh cơ thể của chó không được vận động và làm ấm kỹ sẽ xuất hiện tình trạng cơ bắp bị co thắt, chó bị run lẩy bẩy. Hoặc có thể bị tử vong do khả năng chịu lạnh kém, điều này cũng diễn ra tương tự khi gặp trời nóng đột ngột.
Một lý do khác cũng khá phổ biến dẫn đến chó bị co giật đó là cún yêu của bạn ăn phải thức ăn có độc tố. Trong môi trường sống quanh chúng ta, không may có yếu tố ngoại cảnh như âm thanh, tiếng động hay vật cứng đột nhiên tác động quá mạnh lên hệ thần kinh cũng làm cho chó sợ và co giật.
Do sức khỏe
Vận động quá sức trong thời tiết quá nóng làm lượng mồ hôi mát nhiều, dẫn đến mất nước điện giải. Luyện tập quá độ gây tổn thương và mệt mỏi quá độ. Thêm vào đó là những va chạm với các chú chó khác mà chúng ta không biết, khiến phần cơ bắp bị tổn hại đều có thể khiến cho chó mất kiểm soát, gây nên hiện tượng co giật.
Ngoài ra, chú chó của bạn có thể mắc các bệnh lý về thần kinh, gây ra nguy hiểm đến não bộ. Hoặc cũng có có thể là do chó bị mắc một số bệnh như bệnh dại, care.
Chó bị thiếu hụt canxi cũng là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng co giật. Canxi là chất không thể thiếu trong quá trình hình thành và phát triển cơ xương. Hiện tượng này thường xảy ra ở các chó mẹ mang bầu hoặc đang nuôi con.
Các nguyên nhân khác khiến chó bị co giật
Cũng có một số trường hợp xảy ra co giật mà không xác định được nguyên nhân. Trên thực tế, chứng động kinh vô căn là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các cơn co giật ở chó.
Động kinh có thể do di truyền, với cơn động kinh đầu tiên thường xảy ra từ một đến năm tuổi, mặc dù nó có thể xảy ra ở cả những chú chó trưởng thành hay chó già.
Bệnh động kinh vô căn thường được đặc trưng bởi các cơn co giật toàn thân (co giật toàn thân) (co giật toàn thân), khám bình thường và mọi thứ khác vẫn bình thường giữa các cơn co giật.
Biến chứng khi chó bị co giật
Biến chứng có hại nhất của co giật ở chó là trạng thái động kinh, tức là cơn co giật thường xuyên và kéo dài tới 5 – 10 phút, hoặc các cơn co giật xuất hiện liên tiếp nhau khiến cho cơ thể chú chó không có thời gian phục hồi hoàn toàn. Còn lại thì một tỷ lệ lớn các chú chó bị co giật với nguyên nhân không rõ, hay gọi là động kinh vô căn.
Các chú chó có trọng lượng cơ thể lớn có nguy cơ cao hơn về động kinh, tình trạng chết non, chết trẻ cũng cao hơn nếu chó mắc chứng động kinh.
Các biến chứng thường gặp hơn nằm ở việc điều trị động kinh, thuốc chống động kinh có chứa nhiều chất độc gây ra các phản ứng phụ rất nặng ở gan và tụy, khiến chúng bị viêm, hiện nay thì các bác sỹ thú y cũng đã cân nhắc hơn trong liều lượng thuốc.
Tuy nhiên, tác động xấu và ngấm ngầm của một thành phần trong thuốc chống động kinh là làm tăng cân rất mạnh, xảy ra ở vài tháng đầu khi điều trị cho hầu hết các chú chó. Việc tăng cân đột biến có rất nhiều tác động xấu như: bệnh xương khớp, mất điều hòa, buồn ngủ, mệt mỏi và thậm chí hôn mê.
Phải xử lý thế nào khi chó bị co giật?
Thông thường, đa số các cơn co giật của chó không gây đau đớn, mặc dù có biểu hiện đáng sợ. Một lưu ý dành cho bạn khi chú chó của bạn bị co giật đó là không nên cố gắng chạm vào hay để tay vào miệng chúng.
Việc chạm vào chú chó của bạn sẽ không giúp bạn xoa dịu hoặc thay đổi kết quả ngay lập tức, và rất có thể bạn sẽ vô tình bị cắn. Hầu hết các cơn co giật đều tự giới hạn và sẽ ngừng sau khoảng 30 giây đến một phút.
Vậy khi chú chó con co giật một cách bất ngờ, bạn nên làm những điều dưới đây:
- Đầu tiên là không nên quá hoảng sợ trước tình trạng này của chú chó
- Giữ chó của bạn không bị rơi khỏi đồ đạc hoặc xuống cầu thang
- Đảm bảo rằng con chó của bạn không thể tự làm tổn thương bất cứ thứ gì xung quanh chúng và không tự làm tổn thương bản thân chúng
- Lưu ý về thời gian xem cơn co giật kéo dài bao lâu
- Quay video nếu có thể
- Liên hệ với bác sĩ thú y của bạn
Bạn không cần phải gọi bác sĩ thú y mỗi khi chó lên cơn co giật (đôi khi chó bị co giật khi ngủ là chuyện rất bình thường), nhưng khi chó lên cơn co giật lần đầu tiên hoặc bắt đầu lên cơn co giật thường xuyên hơn bình thường, bạn nhất định nên liên hệ với bác sĩ thú y.
Tuy nhiên, tình trạng co giật có thể được coi là nguy hiểm nếu cơn co giật kéo dài hơn ba phút, nếu con chó của bạn có hơn hai lần co giật trong 24 giờ, chó bị co giật thở dốc hoặc nếu bạn nghĩ rằng con chó của bạn đã bị ngộ độc.
Việc cần làm nhất lúc này là bạn phải đưa chó đến cơ sở thú y ngay lập tức. Chú ý không đợi cơn co giật kéo dài hơn ba phút mới kết thúc. Cơn co giật càng kéo dài, nguy cơ bị các biến chứng nghiêm trọng và có thể tử vong càng cao.
Bác sĩ chuyên khoa thần kinh thú y sẽ có thể xác định nguyên nhân gốc rễ gây ra cơn co giật của chó để xác định kế hoạch điều trị hiệu quả nhất. Điều này sẽ giúp cho việc chẩn đoán và điều trị đạt được kết quả tốt nhất.
Bác sĩ thú y của bạn có thể thực hiện một số xét nghiệm để giúp xác định nguyên nhân gây co giật ở chó, bao gồm CBC, bảng hóa học, kiểm tra chức năng gan, X-quang, siêu âm và hình ảnh trước của não (tức là chụp CT hoặc MRI).
Tuy nhiên, sẽ rất hữu ích nếu bạn ghi lại thời điểm vụ tấn công xảy ra, thời gian cơn động kinh và những gì con chó đang làm trước khi vụ việc xảy ra.
Cách phòng ngừa chứng co giật ở chó
Hầu hết các hình thức phòng ngừa sẽ phụ thuộc vào tần suất và nguyên nhân cơ bản của các cơn co giật. Bác sĩ thú y của bạn có thể kê đơn thuốc động kinh cho chó và các công cụ khác để kiểm soát cơn động kinh.
Quan trọng hơn, bác sĩ thú y sẽ hướng dẫn bạn thêm về những việc cần làm để bảo vệ con chó của bạn trong và sau cơn động kinh.
Bên cạnh đó, bạn cần chú ý chế độ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn cho chó, bổ sung đầy đủ dưỡng chất để tránh các nguy cơ bệnh tiềm ẩn. Sau khi cho chó đi bác sĩ thú y chữa co giật, cần thường xuyên theo dõi chú chó của mình, nếu còn bất kỳ biểu hiện khác thường nào thì lập tức đưa đến bác sĩ để điều trị kịp thời.
Trên đây là những chia sẻ của Laputa Farm về chứng chó bị co giật cũng như nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trên. Hy vọng chúng tôi sẽ giúp ích cho quý bạn đọc.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: Hồ Buôn Bông, xã Eakao, TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
Hotline: 0906 032 127
Email: laputafarmvn@gmail.com