Các bạn thường rất đau lòng khi phải chứng kiến các bé cưng của mình bị bệnh, sức khỏe yếu. Do đó, việc trang bị những kỹ năng chữa bệnh, chăm sóc các chú cún đối với mỗi chúng ta là vô cùng cần thiết. Đặc biệt là bệnh Lepto ở chó, nó vô cùng nguy hiểm và thậm chí là có thể lây lan sang người. Vậy triệu chứng chó bị Lepto và cách chữa bệnh này như thế nào là hiệu quả nhất? Hãy cùng Laputa Farm giải đáp các thắc mắc dưới đây nhé!

Bệnh Lepto ở chó là gì?

Đây là căn bệnh do loại xoắn khuẩn mang tên Leptospira gây ra, nó được biết đến là bệnh trùng xoắn khuẩn. Hay được gọi với một tên khác là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh này xảy ra ở các cún cưng của chúng ta chủ yếu qua niêm mạc, đường da và xâm nhập khắp cơ thể nhờ đường máu.

Đặc điểm lâm sàng của bệnh Lepto ở chó chính là nhiễm khuẩn, nhiễm độc toàn thân gây ảnh hưởng đến những bộ phận khác của cơ thể như gan, thận,…

Nếu bệnh ở giai đoạn trầm trọng, những bộ phận trong cơ thể của các bé sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, thậm chí là gây tử vong. Đặc biệt, các bạn nên lưu ý rằng nếu cục vàng của bạn càng nhỏ tuổi thì chúng có hệ miễn dịch càng yếu. Vì vậy, nếu mắc bệnh, các chú cún rất dễ gặp phải những biến chứng về sức khỏe sau đó.

bệnh lepto ở chó

Tỉ lệ các bé cún yêu mắc phải căn bệnh này cao hơn mèo. Và có một điều mà các bạn không ngờ rằng, bệnh này còn có khả năng lây truyền sang người. Xoắn khuẩn Leptospirosis có rất nhiều loại, các chuyên gia hiện nay đã xác định được 230 loại trong số đó.

Bên cạnh đó, 9 loại đáng ghét, gây thù hận với những cục vàng của chúng ta đó là L.pomona, L.canicola, L.icterohaemorrhagiae, L.autumnalis, L.bataviae. Cụ thể với Việt Nam ra, căn bệnh này hiện nay rất hoành hàng và phát triển nhiều ở các bé cún cưng nhà ta. Cụ thể 20% chó của người dân nuôi và 80% còn lại là chó nghiệp vụ.

Tác nhân và nguyên nhân gây bệnh Lepto ở chó

Như đã đề cập ở trên, loại vi khuẩn xoắn leptospira là nguyên nhân chính khiến các cục vàng của chúng ta mắc bệnh. Các chuyên gia đã nghiên cứu với một số lượng lớn vi khuẩn này và chia chúng thành 2 loại chính như sau:

  • Loại sinh sống trong môi trường đất, nước
  • Loại ký sinh và gây nhiều bệnh lý khiến nhau bên trong cơ thể của động vật có vú

Các bạn cũng có thể nhìn nhận được rằng, kẻ thù chính gây nên bệnh lepto ở chó chính là loại thứ hai mang tên Leptospira interrogans. Tác nhân gây bệnh này vô cùng nhạy cảm với điều kiện môi trường – chúng sẽ chết và bị tiêu diệt bởi tác động của bức xạ UV, nhiệt độ môi trường cao, hoặc khi bị các bạn ra tay xử lý bằng các hóa chất khử trùng, làm thay đổi môi trường pH thành môi trường axit.

Tuy nhiên với điều kiện thích hợp như trong đất ẩm ướt và đầm lầy, khuẩn xoắn leptospira có thể ở trạng thái khả thi với một thời gian dài. Chúng có tác động vô cùng xấu trong việc mang bệnh đến cho các bé cún chúng ta. Căn bệnh này thường tồn tại với 2 dạng chính bao gồm:

  • Bệnh Weil – Vasiliy – bệnh leptospirosis
  • Sốt anicteric hoặc nước

Hình thức cuối của bệnh lepto ở chó xuất hiện những vết thương, nhiễm trùng trên niêm mạc và da. Các bé bạn của bạn sẽ xảy ra những vết trầy xước, vết thương làm các bé rất đau đớn và đáng thương. Nguyên nhân của tình trạng này là các vi khuẩn xoắn thông qua cổng vào và làm nhiễm trùm, khiến các biểu bì bị thương.

Tiếp đó, mầm bệnh bắt đầu tiến sâu vào dòng chảy của bạch huyết, sau đó xâm nhập vào hệ thống lưu mang và tiến thẳng vào các cơ quan của những chú cún. Đặc biệt, Leptospira còn ảnh hưởng xấu, nghiêm trọng đến hệ tuần hoàn, gan và thận nữa đấy các bạn ơi!

Triệu chứng bệnh Lepto ở chó

Thông thường các triệu chứng của bệnh Lepto trên chó rất dễ nhận biết. Nếu con vật có sức đề kháng tốt và được phát hiện sớm thì hoàn toàn có khả năng chữa trị. Tuy nhiên, một số trường hợp ít có biểu hiện ra bên ngoài nên khi phát hiện bệnh thì đã ở mức nghiêm trọng và rất có khả năng dẫn tới tử vong nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Thông thường, bệnh Lepto ở chó sẽ có những biểu hiện cơ bản sau:

Thể quá cấp tính

  • Chó có biểu hiện sốt cao khoảng 40,5 – 42 độ, chán ăn, lười vận động, cơ thể ủ rũ, các chi biểu hiện yếu đặc biệt là 2 chi sau.
  • Sau đó thân nhiệt có thể giảm xuống nhưng vẫn ủ rũ, chán ăn, khát nước, nôn mửa.
  • Xuất hiện màu vàng sẫm trên da và niêm mạc và nước tiểu.
  • Giai đoạn cuối chó có biểu hiện khó thở, chảy máu mũi hoặc nôn ra máu, gầy đi nhanh chóng. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

triệu chứng bệnh lepto ở chó

Thể cấp tính

  • Sốt cao từ 40,5 – 41 độ, chán ăn, mệt mỏi
  • Xuất hiện táo bón, phân có màu vàng sau đó lại chuyển sang tiêu chảy.
  • Niêm mạc và da vàng sẫm, nước tiểu vàng hoặc màu nâu, một số trường hợp tiểu ra máu.
  • Biểu hiện sưng phồng tại các vị trí như mắt, môi, má hóp hoặc có thể hoại tử.
  • Cơ thể gầy đi nhanh chóng, một số có biểu hiện hôn mê do thiếu máu.

Thể mãn tính

  • Chó vẫn ăn uống bình thường nhưng cơ thể gầy đi.
  • Bụng phình to, tiêu chảy kéo dài, nước tiểu màu vàng hoặc nâu sẫm.
  • Biểu hiện rụng lông, đặc biệt là phần bụng.

Điều trị bệnh Lepto trên chó

Bệnh Lepto ở chó không phải là bệnh không điều trị được. Tuy nhiên, tùy thuộc vào sức đề kháng của chó và thời điểm phát hiện bệnh sẽ quyết định khả năng sống sót của chúng. Thông thường, tỉ lệ sống của chó mắc bệnh chỉ đạt từ 40-50% và sau khi điều trị chó có biểu hiện yếu ớt, giảm sức đề kháng, cơ thể gầy yếu.

Do đó, việc điều trị bệnh Lepto ở chó không thể được thực hiện tại nhà mà cần đưa đến các phòng khám thú y tốt nhất để thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, chuẩn đoán để có phương pháp điều trị kịp thời.

phòng bệnh lepto ở chó

Bên cạnh đó, bệnh Lepto ở chó là một bệnh có khả năng lây lan sang cơ thể người và không kém phần nguy hiểm. Vì vậy, cần đưa thú cưng đến gặp bác sĩ ngay khi phát hiện bệnh để tránh gây nguy hiểm không chỉ cho chó mà đối với cả con người.

Cần lưu ý, khi tiếp xúc với chó đã có biểu hiện nhiễm bệnh, cần thực hiện các biện pháp bảo hộ như đeo găng tay, khẩu trang, áo mưa,…. Ngoài ra, các chất thải của chó nhiễm bệnh cũng cần được xử lý nhanh chóng, nếu có thể bạn nên xin lời khuyên từ các bác sĩ để tránh việc lât lan bệnh ra ngoài môi trường.

Phòng tránh bệnh Lepto trên chó

Như đã nói, bệnh Lepto ở chó là bệnh dễ dẫn đến tử vong, do đó việc sử dụng các biện pháp phòng chống là vô cùng cần thiết và cần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ.

  • Xử lý môi trường thường xuyên: môi trường ẩm thấp hoặc dễ ngập lụt là điều kiện để các loài vi khuẩn gây bệnh Lepto ở chó tồn tại và phát triển. Ngoài ra, các loại vi khuẩn này chứa nhiều trong các loài gặm nhấm đặc biệt là chuột. Việc trong môi trường có quá nhiều chuột và chất thải của chúng chính là nơi chứa loại vi khuẩn gây ra bệnh Lepto ở chó.
  • Tiêm phòng: hiện nay đã có các loại vắc-xin phòng bệnh Lepto ở chó, vắc-xin Vaccine là loại phổ biến thường được dùng. Loại này phòng được 02 chủng phổ biến hiện này, tức là chó của bạn vẫn có thể mắc bệnh vì còn tới 22 chủng còn lại chưa có vắc-xin phòng bệnh. Tuy nhiên, các chủng còn lại này không phổ biến và ít trường hợp mắc phải tại Việt Nam.
  • Chăm sóc thú cưng: việc chăm sóc thú cưng cũng không kém phần quan trọng trọng việc phòng tránh bệnh Lepto ở chó. Ngoài việc xử lý môi trường, việc theo dõi thú cưng thường xuyên và khám sức khỏe định kỳ sẽ giúp sớm phát hiện tình trạng bệnh, từ đó tăng khả năng sống sót và giảm khả năng lây truyền sang các động vật khác cũng như con người.

Xin nhắc lại, bệnh Lepto ở chó là bệnh vô cùng nguy hiểm và có khả năng lây lan sang người. Người mắc bệnh tuy có thể điều trị được nhưng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản. Vì vậy, hãy có những hiện pháp đúng đắn, nhanh chóng và hiệu quả khi phát hiện tình trạng bệnh.

Bệnh Lepto ở chó tuy là nguy hiểm đến sức khỏe của cả bạn lẫn những chú cún cưng, tuy nhiên không phải là không có cách chữa trị. Do đó, nếu thấy cún yêu của bạn có những biểu hiện khác lạ, bạn nên mang bé tới các bác sĩ thú y để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời. Cám ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của Laputa Farm.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: Hồ Buôn Bông, xã Eakao, TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk

Hotline: 0906 032 127

Email: laputafarmvn@gmail.com