Chăm sóc cún cưng là việc không hề dễ đối với chúng ta. Đặc biệt chó thỏ khò khè là loại bệnh dễ bắt gặp trong suốt quá trình chăm sóc chúng. Các bạn hãy cùng Laputa Farm tìm hiểu về chó thở khò khè và nắm rõ các thông tin về bệnh để chăm sóc chó cưng một cách tốt nhất nha.

chó thở khò khè

Chó thở khò khè, khó thở là bệnh gì?

Thở khò khè xảy ra khi một thứ gì đó chặn luồng không khí bình thường đi vào và ra khỏi đường hô hấp, dẫn đến tiếng huýt sáo khi chó thở.

Sự tắc nghẽn có thể ở trong khí quản hoặc phế quản lớn. Đường hô hấp bị hạn chế do hen suyễn, dị ứng, dịch nhầy, dị vật, hoặc nhiễm trùng đều có thể dẫn đến thở khò khè.

Nguyên nhân khiến chó thở khò khè

Có nhiều nguyên nhân khiến chó thở gấp, phát ra tiếng khò khè hoặc có dấu hiệu mệt mỏi. Những khi thời tiết quá nắng nóng hoặc chạy nhảy, nô giỡn quá mức, chúng có thể thở gấp nhưng chỉ trong thời gian rất ngắn.

Ngược lại, nếu chó có triệu chứng như vậy trong thời gian dài, chúng phải nằm xuống để thở thì rất có thể cún cưng của bạn đã bị viêm đường hô hấp.

1. Do bị viêm đường hô hấp

Bệnh viêm đường hô hấp ở chó được chia thành 2 giai đoạn là viêm hô hấp trên và viêm phổi. Căn bệnh này rất dễ bùng thành dịch và xuất hiện nhiều ở những nơi tập trung nhiều chó như các trại chó, bệnh viện thú y,…

Chó con, chó già hoặc chó sinh sống trong những khu vực ô nhiễm cũng rất dễ bị mắc các căn bệnh này.

Triệu chứng: Chó thở gấp, thở khò khè, sổ mũi, hắt hơi, sốt 40 độ C trở lên, chảy nước mắt, mắt nhiều ghèn, chán ăn, lờ đờ, mệt mỏi, đứng ngồi không yên, không nằm được.

Vì chứng khó thở, mỗi nhịp thở bụng đều co thắt mạnh, đầu chó cúi xuống và vươn về phía trước cho dễ thở,… Khi bạn thấy miệng và lưỡi chó nhợt nhạt, là lúc bệnh tình đã chuyển biến nặng nhất, sẽ xảy ra triệu chứng co giật và ngất xỉu.

2. Do bệnh truyền nhiễm

Chó khó thở không thể loại trừ việc bị nhiễm ký sinh trùng sống trong phổi và đường hô hấp, gây ra các tình trạng thứ phát do kích ứng các mô hô hấp. Ký sinh trùng có thể là giun tim, giun móc và giun đũa.

Một loại ký sinh trùng khác khá phổ biến là ve mũi, có tính lây lan rất cao ở chó. Chó có thể mang bọ ve trong nhiều năm. Ngoài ra chúng cũng có thể bị nhiễm bệnh do vi khuẩn và virus khác gây ra.

Chó khó thở do bệnh truyền nhiễm thường có tiền sử sống gần những con chó khác, như cơ sở chăm sóc chó, cắt tỉa lông chó hoặc công viên nơi tập trung đông chó.

3. Chó bị khó thở do bị dị ứng

Có 1 điều thú vị là chó cũng có thể bị dị ứng như người. Phấn hoa, nấm mốc, mạt bụi, khói thuốc lá, v.v. Đều có thể gây ra dị ứng ở chó, kể cả hen suyễn do dị ứng, khiến chó thở khò khè do đường hô hấp bị hẹp.

Chó khó thở do dị ứng theo mùa chỉ bị vấn đề trong 1 giai đoạn thời gian hoặc 1 mùa trong năm.

4. Do tổn thương khí quản hoặc viêm phế quản

Ở chó, khí quản bao gồm sụn hình chữ C được đóng kín bởi 1 màng linh hoạt. Ở 1 số giống chó nhỏ, màng đó có thể dần trở nên lỏng lẻo hoặc bị mềm đi, và khi chó hít vào, khí quản có thể bị tổn thương hoặc bị thu hẹp, khiến chó bị khó thở.

Tổn thương khí quản thường gặp ở những dòng chó như Pug, Maltese, Shih Tzu, Lhasa Apso và các giống chó nhỏ, mũi ngắn khác. Viêm phế quản mạn tính cũng có thể gây ra sẹo ở đường hô hấp khiến cho phế quản kém linh hoạt hơn, dẫn đến chú cún của bạn bị khó thở

5. Chó bị khó thở do có dị vật trong đường hô hấp

Khó thở do có vật lạ trong đường hô hấp là 1 trường hợp nguy hiểm. Đây thường là 1 tình huống dễ gặp phải ở những con chó nhai xương, bóng hoặc đồ chơi, đặc biệt là ở chó con. Những chú chó thích chạy nhảy với quả bóng ngậm trong miệng có thể vô tình nuốt phải bóng xuống họng.

Nếu 1 vật lạ cản trở toàn bộ đường hô hấp chó sẽ bất tỉnh do thiếu oxy. Nếu vật đó chỉ cản trở 1 phần đường hô hấp thì chó sẽ thở khò khè và hoảng sợ.

chó khò khè có nguy hiểm không

Chó bị khó thở, thở gấp, khó khè có nguy hiểm không?

Các triệu chứng như chó bị khó thở, thở gấp và khó khè có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Việc chó gặp khó khăn trong việc hô hấp có thể là một tình huống khẩn cấp và cần được đưa đến bác sĩ thú ý để tiến hành kiểm tra và điều trị ngay lập tức.

Điều trị chó bị khò khè

Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng khó thở ở chó, cũng như tình trạng sức khỏe của chúng để quyết định chúng sẽ được sử dụng phương pháp điều trị bào và mất bao lâu để hồi phục.

Điều trị chó bị khò khè phụ thuộc vào nguyên nhân gây tình trạng này. Nếu chó bị khò khè do vật lạ, bác sĩ thú ý sẽ loại bỏ vật lạ bằng dụng cụ y tế. Trường hợp nếu chó thở khò khè do bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ điều trị để loại bỏ nhiễm trùng.

Nếu khó thở ở chó là do bệnh tim, bác sĩ thú y sẽ cho bạn vài loại thuốc giúp tim bơm máu lên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, bạn nên đảm bảo chỗ ăn ngủ và vui chơi của chó cưng nên mát mẻ, sạch sẽ, để chúng không bị quá nóng.

Trong trường hợp nếu cho thở khò khè do bị viêm phế quản hoặc do dị ứng, hen suyễn nên bác sĩ thú ý sẽ sử dụng các loại thuốc để kiểm soát được tình trạng đó. Ngoài ra, bạn có thể loại bỏ các chất gây dị ứng cho chó bằng các vật dụng như: bộ lọc không khí, hút bụi, …

Chăm sóc chó bị khò khè, thở gấp

Thông thường chó bị viêm hô hấp nhẹ có thể tự hồi phục sau đó 1 vài ngày nếu được chăm lo tích cực, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.

Luôn luôn giữ ấm cho chó, tạo điều kiện để chó nghỉ ngơi ở không gian thoáng đãng, tránh không để cún cưng nằm lâu một chỗ nhé.

Nếu chó sổ mũi hoàn toàn có thể rửa mũi vài lần hàng ngày bằng nước muối sinh lý của người.

Nếu chó đau mắt và có tương đối nhiều gỉ cần nhỏ mắt vài lần bằng nước muối sinh lý NaCL 0.9%.

Cho chó uống nhiều nước, nếu không tự uống được bạn hãy dùng bơm để bơm vào miệng chó. Tối thiểu hằng ngày nên cung ứng cho chó 50ml nước.

Cho chó ăn đồ ăn mềm, dễ tiêu như cơm thịt băm, cháo, các loại rau củ luộc và trứng,… Nếu chó không tự ăn đc bạn cũng dùng xi lanh bơm vào miệng chó.

chăm sóc chó thở khò khè

Cách phòng tránh các căn bệnh khiến chó thở khò khè

Thực tế có nhiều nguyên nhân khiến chó thở khò khè có có thể ngăn ngừa được. Nhưng một số nguyên nhân gây bệnh do giun móc, giun tim, giun đũa và các loại virus có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm chủng, kiểm soát ký sinh bên trong.

Khi được bác sĩ thú ý nhắc nhở và khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa giun tim. Chủ nuôi cần thực hiện thường xuyên theo đúng lời khuyên của bác sĩ cũng như tuân thủ các khuyến cáo về tiêm vắc-xin cho chó.

Ngoài ra, bạn cần phải lưu ý:

  • Vệ sinh môi trường, chỗ ở của chó khô sạch, thoáng mát, kín gió vào mùa đông, dọn dẹp rách hàng ngày.
  • Định kỳ tiêm phòng các loại vacxin phòng bệnh cho chó, và tẩy giun sán đinh cường
  • Bổ sung thực phẩm để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Có một số nguyên nhân gây thở khò khè sẽ không thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên, các nguyên nhân gây bệnh như ho cũi chó, bệnh giun tim, giun móc, giun đũa, và các loại virus có khả năng lây nhiễm cao như virus sài sốt, có thể được phòng ngừa bằng cách tiêm chủng thích hợp và kiểm soát ký sinh trùng bên trong.

Nhiễm giun tim có thể gây tử vong – các dấu hiệu như thở khò khè có thể không xuất hiện cho đến khi tình trạng nhiễm trùng đã đi quá xa đối với các lựa chọn điều trị.

Khi bác sĩ thú y nhắc nhở bạn có các biện pháp phòng ngừa bệnh giun tim cho chó, hãy chắc chắn thực hiện nó thường xuyên, theo lời khuyên của bác sĩ thú y và làm theo tất cả các khuyến cáo về vắc-xin cho chó.

Lưu ý khi chăm sóc chó bị khó thở

  • Chó bị viêm hô hấp nhẹ hoàn toàn có thể tự hồi phục sau một vài ngày được chăm sóc và ăn uống dinh dưỡng đầy đủ.
  • Giữ ấm nơi ở của cún, để chúng được nghỉ ngơi trong không gian thoáng, không để nằm ở nơi ẩm ướt.
  • Nếu chó bị sổ mũi, có thể rửa mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
  • Nhỏ mắt vài lần bằng nước muối sinh lý NaCL 0.9% nếu chó bị đau mắt và mắt có nhiều gỉ.
  • Bổ sung nước uống đầy đủ cho cún, dùng bơm để bơm vào miệng cún nếu không tự uống được. Mỗi ngày cho cún uống 50ml nước.
  • Cho cún ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như: cháo băm thịt, rau củ, trứng, … Dùng xi lanh bơm vào miệng nếu chó không tự ăn được.

Vậy là Laputa Farm đã giải đáp cho bạn chi tiết về vấn đề chó thở khò khè. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức khoa học để thiết kế thực đơn cho chú chó nhà mình nhé! Liên hệ ngay với chúng tôi nếu có bất cứ thắc mắc nào để được giải đáp chi tiết và nhanh chóng nhất nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: Hồ Buôn Bông, xã Eakao, TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk

Hotline: 0906 032 127

Email: laputafarmvn@gmail.com