Bệnh cầu trùng ở chó là một bệnh nguy hiểm ở hệ tiêu hóa. Mà tập trung là ở hệ đường ruột của chó. Bệnh cầu trùng ở chó tương đối khó phân biệt do triệu chứng dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác. Các bạn hãy cùng với Laputa Farm tìm hiểu về bệnh cầu trùng xảy ra ở chó cưng nha.

Bệnh Cầu Trùng Ở Chó

Tìm hiểu bệnh cầu trùng ở chó

Bệnh cầu trùng ở chó hay còn gọi là Coccidiosis. Là một loại nhiễm trùng ký sinh, gây ra bởi coccidium.

Loại ký sinh trùng này thường gây ra tiêu chảy phân nước, có dịch nhầy ở chó. Nếu không được điều trị, dần dần bệnh có thể phá hủy niêm mạc đường ruột của chó. Tình trạng căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến cả chó và mèo.

Nguyên nhân chó bị bệnh cầu trùng

Bệnh cầu trùng ở chó thường lây lan từ chó bị nhiễm bệnh sang con lành bệnh. Thông qua tiếp xúc hay môi trường có virus cầu trùng chó. Chó con sinh ra thường xuyên tiếp xúc với phân của mẹ có chứa cầu trùng.

Cầu trùng xâm nhập, phát triển trong đường ruột chó con và gây bệnh. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài khoảng 13 ngày. Ngoài lây từ chó mẹ, bệnh còn lây lan qua việc tiếp xúc gần với chó bệnh. Lây qua phương tiện vận chuyển hoặc bệnh viên điều trị.

Đa số các trường hợp bệnh chỉ ở thể nhẹ, không quá nghiêm trọng. Nhưng khi chó bị tiêu chảy ra máu, mất nước, các bệnh ký sinh trùng, vi trùng, virus khác sẽ xâm nhập và gây tử vong. Phân thải mang trùng ra môi trường làm lây lan bệnh cho chó ở nhiều lứa tuổi.

Triệu chứng của chó bị bệnh cầu trùng

Triệu chứng của chó bị bệnh cầu trùng

  • Tiêu chảy từ mức độ nhẹ tới rất nghiêm trọng tuỳ theo mức độ bệnh.
  • Phân có thể có máu và dịch nhầy, đặc biệt là trong những trường hợp bệnh nặng.
  • Chó bị nôn ra các chất chứa dịch nhầy màu vàng, chán ăn, bỏ ăn, mất nước dẫn đến tử vong vì kiệt sức…
  • Trọng lượng của chú chó sẽ giảm đi rõ rệt và gây ra tình trạng háo nước hay mất nước nghiêm trọng. Nếu không có biện pháp kịp thời để điều trị cho chó nhà bạn có thể suy kiệt mà chết.
  • Thân nhiệt tăng nhẹ, con vật nôn ra các chất chứa, đái dắt, cào cấu lung tung.
  • Thời kỳ cuối, chó có thể bị thiếu máu, nằm bẹp, kiệt sức rồi chết.
  • Nhiều trường hợp chỉ diễn ra nhẹ, không khốc liệt nhưng tiêu chảy ra máu, mất nước, kế phát các bệnh ký sinh trùng, vi trùng, virus khác gây tử vong. Phân thải mang vi trùng ra môi trường làm lây lan bệnh cho chó ở nhiều lứa tuổi.

Chẩn đoán bệnh cầu trùng ở chó

Bệnh cầu trùng thường được chẩn đoán bằng cách thực hiện xét nghiệm phân để tìm kiếm noãn bào dưới kính hiển vi. Vì các noãn bào nhỏ hơn nhiều so với trứng của giun đường ruột, nên phải đánh giá cẩn thận.

Việc phát hiện được thực hiện dễ dàng hơn khi sử dụng dung dịch tuyển nổi kẽm sulfat. Nhiễm trùng với một số ký sinh trùng cầu trùng ít phổ biến hơn có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm máu.

Điều trị bệnh cầu trùng

Cách điều trị bệnh cầu trùng cho chó

  • Đem chó đến các cơ sở thú y và tuân theo các yêu cầu của bác sĩ
  • Dùng thuốc: sulfadimethoxine (Albon®) và trimethoprim-sulfadiazine (Tribrissen®) để kìm hãm sự sản sinh của vi khuẩn. Tuy không thể tiêu diệt được vi rút nhưng nó có thể kìm hãm sự phát triển và loại bỏ cầu trùng ra ngoài cơ thể. Không thể ngày một ngày hai là khỏi được, thông thường liệu trình điều trị có thể kéo dài từ 1 đến 3 tuần.
  • Cho chó uống nhiều nước, bổ sung vitamin, tăng cường đề kháng.
  • Đặt chó ở vị trí thoáng mát, sạch sẽ để tránh sản sinh vi khuẩn.

Phòng ngừa và kiểm soát bệnh cầu trùng ở chó

Cầu trùng ở chó được phân tán đi nhờ phân của những động vật mang mầm bệnh. Vì vậy việc xử lý chất thải là điều rất quan trọng. Chuồng nuôi cần phải được bảo đảm rằng thức ăn cho chó , nước uống không bị vấy nhiễm bởi phân. Nước sạch sẽ được cung cấp mọi lúc.

Cầu trùng có thể đề kháng được nhiều loại thuốc sát trùng và tồn tại được khi bị đông lạnh. Bạn có thể đốt bỏ phân, hấp ướt, dội nước sôi. Hoặc dùng dung dịch NH3 loãng là những cách tốt nhất để tiêu diệt cầu trùng.

Gián và ruồi là những con vật có thể mang cầu trùng từ nơi này đến nơi khác. Chó có thể bị lây cầu trùng nếu ăn phải chuột và các động vật đã bị nhiễm bệnh. Bởi vậy việc kiểm soát chặt chẽ côn trùng và loài gặm nhấm là rất quan trọng trong việc phòng chống bệnh. Bệnh cầu trùng ở chó không gây bệnh cho người

Vậy là Laputa Farm đã giải đáp cho bạn chi tiết về những giống chó không rụng lông. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức khoa học để thiết kế thực đơn cho chú chó nhà mình nhé! Liên hệ ngay với chúng tôi nếu có bất cứ thắc mắc nào để được giải đáp chi tiết và nhanh chóng nhất nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: Hồ Buôn Bông, xã Eakao, TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk

Hotline: 0906 032 127

Email: laputafarmvn@gmail.com