Đánh răng cho chó là công việc mà nhiều “con sen” nên dành thời gian cho chú cún của mình mỗi người. Việc vệ sinh răng miệng cho chó thường xuyên sẽ giúp phòng tránh các bệnh về răng miệng hiệu quả. Tuy nhiên, cách vệ sinh cho chú cún lại không dễ dàng nếu chú chó của bạn không hợp tác. Dưới đây, Laputa Farm xin gửi đến bạn những quy trình vệ sinh và những mẹo chăm sóc răng miệng cho chó. Xin mời bạn cùng tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

đánh răng cho chó

Cách đánh răng cho chó: Cần chuẩn bị những gì?

Trước khi bắt đầu, bạn hãy kiểm tra lại xem chú chó của mình có biết đánh răng hay không đã nhé. Đưa cho chúng bàn chải và kem đánh răng. Nếu chúng tự cho kem ra bàn chải và cho bàn chải vào miệng chải răng thì bạn nên đọc bài viết này ngay tức thì nhé:

Bàn chải đánh răng

  • Bạn cần chú ý là không nên dùng bàn chải đánh răng của người để chải răng cho chó. Nếu trong trường hợp bắt buộc thì bạn nên dùng bàn chải đánh răng của trẻ em. Vì bàn chải của trẻ em sẽ mềm hơn của người lớn.
  • Bàn chải của chó cún thường sẽ có lông mềm hơn bàn chải của người. Để phù hợp với khoang miệng của chó.
  • Bạn cần chọn bàn chải phù hợp với chú chó của mình. Một chú chó to sẽ cần 1 bàn chải kích thước lớn hơn 1 chú chó nhỏ
  • Bạn có thể sử dụng loại bàn chải lồng vào đầu ngón tay. Loại bàn chải này giúp bạn có thể vừa đánh răng, vừa mát xa nướu cho chó.

Cách đánh răng cho chó cần chuẩn bị những gì

Kem đánh răng

  • Cũng giống như bàn chải, bạn không nên sử dụng kem đánh răng của người để đánh răng cho chó. Trong kem của người có chứa Fluor và các hóa chất khác. Điều này có thể làm kích ứng dạ dày của chó, gây nôn mửa.
  • Với những chú chó dưới 6 tháng tuổi, bạn không nên dùng những loại kem có chứa Fluor. Chúng có thể làm hại men răng của chó cưng.
  • Có nhiều loại kem với những mùi vị khác nhau. Bạn hãy thử để tìm ra loại mùi vị nào khiến cho chú chó của bạn cảm thấy thích thú nhất.

Lưu ý thời điểm đánh răng cho chó

Đối với cách vệ sinh răng miệng cho chó thì thời điểm là khá quan trọng. Nếu bạn đánh răng cho chúng vào lúc chúng đang cảm thấy không thoải mái, bực tức… thì chắc chắn sẽ không được. Thời điểm tốt nhất để đánh răng cho chó là vào lúc chúng vừa vui chơi, hoặc tập thể dục xong. Lúc đó chúng đã thấm mệt, và không có nhiều sức để phản kháng lại bạn.

Lưu ý thời điểm đánh răng cho chó

Cách vệ sinh răng miệng cho chó

Chú chó của bạn ban đầu sẽ không quen với việc đánh răng. Bạn cần phải kiên trì làm từng bước để chúng quen với việc này. Hãy xem việc đánh răng như huấn luyện chó vậy.

Cho chú chó làm quen với tay của bạn

Bạn hãy dùng tay để mát xa xung quanh vùng miệng và môi của chó. Sau đó dần dần bạn hãy chuyển vào trong nướu và răng để cho chúng quen dần với việc này.

Trong những ngày đầu tiên, bạn chỉ cần dùng tay mà không cần đến bất cứ dụng cụ nào khác. Để chó quen với tay bạn cần phải mất một thời gian.

Cho chó làm quen với kem đánh răng và bàn chải

Sau khi chó đã quen với tay bạn, bạn bắt đầu cho chúng nếm thử vị của kem đánh răng bằng cách cho 1 lượng nhỏ kem đánh răng ra tay và cho chó nếm. Điều này giúp bạn phát hiện xem chúng có thích mùi vị của kem hay không và cũng giúp chúng làm quen với kem.

Nếu chúng đã bắt đầu quen với kem, bạn hãy cho kem đánh răng ra ngón tay và bắt đầu chà dọc theo răng và nướu. Đây cũng là những động tác ban đầu cho quá trình đánh răng.

Tiếp theo, bạn hãy cho chó xem thật kĩ chiếc bàn chải. Sau đó hãy cho kem ra bàn chải và đưa vào miệng chó. Đừng nên đánh răng cho chó ngay, mà hãy để chúng làm quen với việc có bàn chải trong miệng của mình.

Lưu ý: Để chó có thể làm quen với những điều trong bước này, bạn cần cho chúng 1 khoảng thời gian.

Cách vệ sinh răng miệng cho chó

Chải một vài chiếc răng trước

Khi chó với cách đánh răng đã quen với bàn chải, hãy bắt đầu chải với 1 vài chiếc răng trước. Thông thường sẽ là răng nanh vì chúng dài nhất.

  • Nhẹ nhàng mở miệng chó ra và chải từ từ qua lại.
  • Cố gắng chải theo chiều dọc răng và nướu.
  • Nếu chú chó của bạn có biểu hiện khó chịu, gầm gừ thì bạn nên vỗ về chúng.
  • Nếu chúng vẫn tiếp tục tỏ ra hung dữ, hay dừng việc chải răng lại và tiếp tục vào lần khác.
  • Sau khi đã chải xong, bạn hãy khen thưởng chúng.

Chải một vài chiếc răng trước

Chải bề mặt bên ngoài của răng

Hãy bắt đầu việc chải bề mặt ngoài của răng tương tự như bước trên. Chỉ khác biệt là bạn sẽ chải hết tất cả các chiếc răng của chó. Nhưng bạn cũng không nên quá cầu toàn rằng sẽ chải hết toàn bộ răng của chó cưng trong 1 vài lần đầu tiên.

Hãy kiên trì chải dần dần, ngày hôm nay chải nhiều hơn ngày hôm trước để chó thấy quen với việc chải răng.

Chải bề mặt trong của răng

Khi chó đã quen với việc đánh răng rồi và bạn có thể chải toàn bộ bề mặt bên ngoài của răng thì bạn bắt đầu chải tới mặt trong của răng.

Hãy nhẹ nhàng giúp chó mở miệng ra và chải nhẹ nhàng. Cũng như những bước trên, bạn hãy chải từ những vị trí dễ dàng nhất. Và dần dần tới những chỗ khó hơn.

Nếu như chú chó của bạn bất hợp tác và không muốn bạn đụng đến bên trong thì bạn vẫn có thể yên tâm rằng bề mặt trong của răng ít tích tụ mảng bám hơn bên ngoài. Nhưng nếu chải được cả 2 mặt vẫn là điều tốt nhất.

Sau khi đánh răng cho chó xong, bạn cũng không dùng nước súc miệng cho chó. Và hãy nhớ rằng, không nên quát mắng chú chó có bạn để chúng nghĩ rằng việc đánh răng là miễn cưỡng.

Các cách đánh răng cho chó hiệu quả

Có rất nhiều cách để chăm sóc răng miệng cho chó. Dưới đây là một vài phương pháp điển hình mà Laputa Farm liệt kê:

Cách vệ sinh răng miệng cho chó bằng việc sử dụng thức ăn khô

Thay vì cho chú chó của bạn ăn các thức ăn đóng hộp, các loại thức ăn mềm thi bạn hãy cho chúng ăn hạt khô. Bởi hạt khô sẽ hạn chế việc tích tụ các mảng bám trên răng.

Dùng xương hoặc đồ chơi

Việc nhai xương và các loại đồ chơi giúp cho chó tiết nước bọt nhiều hơn. Qua đó sẽ làm giảm sự tích tụ mảng bám trên răng. Đồng thời nó còn có tác dụng làm giảm strees. Tuy nhiên đây chỉ là 1 giải pháp ngắn hạn và không thể thay thế cho việc chải răng.

Dùng xương hoặc đồ chơi

Đưa chó cưng đến bác sĩ thú y để khám sức khỏe răng miệng định kỳ

Cách đánh răng cho chó và sử dụng các biện pháp chăm sóc khác có tác dụng rất lớn trong việc hạn chế các bệnh về răng miệng. Tuy nhiên, theo định kỳ 6 tháng bạn nên đưa chó cưng đến các bệnh viện thú y để thăm khám.

Đặc biệt, nếu chó đã có những dấu hiệu các bệnh về răng miệng sau đây, cần ngay lập tức đưa đến phòng khám thú y để được điều trị kịp thời:

  • Nướu sưng đỏ, có dấu hiệu chảy máu
  • Miệng chó có mùi hôi
  • Răng chó đổi sang màu vàng
  • Chó bị chảy nước bọt nhiều
  • Răng chó có nhiều cao răng

Tóm lại, đánh răng cho chó tuy là công việc đơn giản nhưng đòi hỏi bạn cần khéo léo và hiểu rõ quy trình chăm sóc để quá trình diễn ra được thuận lợi. Hy vọng với những thông tin mà Laputa Farm gửi đến bạn về cách vệ sinh răng miệng cho chó sẽ giúp bạn có thêm cho mình những kiến thức bổ ích. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy để lại bình luận hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp miễn phí nhé!