Chó bị viêm hô hấp là bệnh lý không quá nguy hiểm đến sức khỏe của cún trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu bạn không có phương pháp điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến những rủi ro không đáng có. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh viêm đường hô hấp ở chó trong bài viết dưới đây của Laputa Farm nhé!
Chó bị viêm hô hấp là gì?
Chó bị viêm đường hô hấp là bệnh lý có thể xảy ra tại khoang mũi, cổ họng, có thể ảnh hưởng đến khí quản, phế quản, đặc biệt là ở những con chó có hệ thống miễn dịch bị tổn thương. Hầu hết các con chó sẽ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên ít nhất một lần trong đời.
Chúng thường được gây ra bởi vi khuẩn và một số loại virus dễ lây lan, đó là lý do tại sao các ổ dịch thường được nhìn thấy ở nơi chó ở như: chuồng, cũi hoặc những nơi có nhiều chó cùng nhau trong một không gian gần. Nhiễm trùng đường hô hấp trên thường khó điều trị ở chó, và tái phát thường xuyên.
Nguyên nhân gây bệnh viêm hô hấp ở chó
Chó bị viêm hô hấp là căn bệnh phổ biến ở chó và được phân thành hai giai đoạn: viêm hô hấp trên, nặng hơn có thể là viêm hô hấp dưới hoặc viêm phổi. Trong đó, những nơi tập trung đông chó như: bệnh viện thú y, dịch vụ thú cưng, cơ sở buôn bán chó là môi trường dễ lây nhiễm nhất.
Nguyên nhân gây bệnh thường do virus gây ra hoặc các vi khuẩn sẵn có trong đường hô hấp gia tăng gây viêm khi chó mắc các bệnh khác hoặc do sức đề kháng của chó yếu đi, chó già, chó con hoặc chó không được ăn uống đủ chất khiến sức khỏe kém đi. Hoặc do môi trường sống không vệ sinh, sức khỏe kém, môi trường yếm khí, ẩm ướt.
Biểu hiện chó bị viêm hô hấp
Chó bị bệnh viêm hô hấp thường có những biểu hiện rất dễ nhận biết mà chủ nuôi cần phải lưu ý, như sau:
- Hắt hơi, sổ mũi
- Ho có đờm, ho khan
- Sốt với nhiệt độ khoảng 39.5 độ trở lên
- Chó thở nông và thở nhanh
- Chó thở khò khè, phát ra âm thanh rít to và rõ
- Chó biếng ăn và tỏ ra mệt mỏi
- Một số trường hợp nguy hiểm khi chó có biểu hiện thiếu oxy hoặc khó thở có thể cần cấp cứu.
Cách điều trị viêm hô hấp ở chó
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh viêm hô hấp ở chó mà bạn cần có phương pháp điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:
- Xông mũi họng cho chó bằng Eucalyptol hoặc hơi nước 10-15 phút/lần, thực hiện 1-2 lần/ngày để làm sạch đường hô hấp và dịch nhầy.
- Để hỗ trợ điều trị các bệnh về hô hấp, bạn có thể thêm 1 tép tỏi vào khẩu phần mỗi ngày.
- Để giúp chó giảm ho, thanh cổ, bạn có thể cho chó uống kèm nước gừng pha ít mật ong.
- Chó chó uống nước táo để bổ sung vitamin C, tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch.
- Kết hợp một số loại siro trị ho phế quản như Nam Hà, Bảo Thanh ngày từ 3-5ml/lần, 2 lần/ngày.
Nếu tình trạng viêm hô hấp với các triệu chứng nặng có thể kết hợp một số loại kháng sinh dưới đây:
- Amoxicillin (Clavamox, Augmentin…) 10-20 mg/kg/lần: 2 lần/ngày
- Enrofloxacin 2.5-10 mg/kg/lần: 2 lần/ngày
- Cefuroxime (Zinnat) 2 lần/ngày: 20-80 mg/kg/lần
Tuyệt đối không nên dùng Enrofloxacin với chó con bởi có thể gây tác dụng gây bất lợi đến quá trình phát triển sụn khớp. Trường hợp, nếu chó ho có đờm nhiều, bạn có thể kết hợp với thuốc long đờm như:
- Acetylcysteine (Acemuc) 10 mg/kg: 2 lần/ngày
- Bromhexine (Bisolvon) 2 mg/kg: 2 lần/ngày
Một số lưu ý khi chăm sóc chó bị viêm hô hấp
Chó bị viêm đường hô hấp nếu ở tình trạng nhẹ có thể dần khỏi bệnh, hồi phục sức khỏe mà không cần dùng thuốc. Điều quan trọng là chó cần được chăm sóc tích cực, nghỉ ngơi nhiều, cũng như cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nước uống đầy đủ và vệ sinh đường hô hấp.
Chăm sóc chó tích cực
Chỗ ở của chó phải sạch sẽ, khô ráo, yên tĩnh và thoáng mát nhưng phải tránh gió. Chú ý giữ ấm và để chó được nghỉ ngơi, không để chó nằm lâu ở một tư thế.
Trường hợp, nếu mắt chó bị viêm đỏ, hãy lau sạch mắt và nhỏ mắt cho chó 1-2 lần/ngày bằng nước muối sinh lý (NaCL 0.9%).
Khi chó bị sổ mũi, hắt hơi, hãy rửa mũi chó chó từ 2-3 lần ngày bằng nước muối sinh lý. Hoặc có thể sử dụng nước biển sâu Xisat.
Ăn uống khoa học
Hãy chó chó ăn thức ăn mềm, dễ ăn và dễ tiêu như: cơm trắng ăn kèm với thịt băm, rau, trứng và hãy chia nhỏ bữa ăn. Trường hợp, nếu chó không tự ăn được hãy nấu như, xay nhuyễn hoặc có thể pha bột ăn dặm của trẻ em hơi loãng. Nếu chó ăn được ít, bạn có thể sử dụng gel dinh dưỡng.
Bổ sung nước uống đầy đủ cho chó, cho thêm chút muối, có thể tự đút hoặc bơm 20-30 ml/30 phút nếu chó không tự uống. Lượng nước tối thiểu cần phải cung cấp cho chó là 50ml/kg/ngày.
Cách phòng ngừa chó bị viêm hô hấp
Bệnh viêm hô hấp ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của thú cưng, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết. Một số lưu ý phòng ngừa bệnh viêm hô hấp ở chó như sau:
- Đối với những con chó dưới 6 tháng tuổi, bạn cần phải thực hiện tiêm phòng đầy đủ với liều lượng và tuân thủ quy trình tiêm.
- Hãy cách ly với những chú chó ở bên ngoài vào nhà với những chú chó khỏe mạnh được tiêm phòng đầy đủ.
- Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho chó, để tăng cường sức đề kháng của cún luôn ở mức cao nhất.
- Giữ ấm cho chó nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc khi trời trở lạnh.
- Kiểm tra và theo dõi sức khỏe chó thường xuyên để cách ly kịp thời và điều trị cho chó mau chóng khỏi bệnh.
- Vệ sinh chuồng trại, môi trường sống xung quanh chó sạch sẽ, giữ nơi ở được sạch sẽ và thông thoáng.
Nếu có bất cứ biểu hiệu về chó bị viêm hô hấp mà Laputa Farm gửi đến bạn trong bài viết hãy có những biện pháp điều trị kịp thời cho chú cún nhà bạn ngay nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!