Chó bị sùi bọt mép là tình trạng sức khỏe mà chắc chắn rằng không ai trong chúng ta mong muốn khi nuôi thú cưng. Chứng kiến cảnh tượng chó của mình bị sùi bọt mép có thể khiến bạn vô cùng đau lòng.
Nhưng không phải lúc nào tình trạng này cũng nghiêm trọng như vậy. Sau đây bài viết của Laputa Farm sẽ giải thích những khả năng cũng như các triệu chứng và phương pháp điều trị khi chó bị sùi bọt mép.
Nguyên nhân chó bị sùi bọt mép
Có khá nhiều nguyên nhân khiến chó bị sùi bọt mép có thể do vận động. Hoặc chó cưng đang mắc các bệnh lý nghiêm trọng. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà chúng ta sẽ có cách chữa trị, sơ cứu phù hợp nhất.
Chó bị sùi bọt mép thở gấp do vận động quá sức
Chó bị sùi bọt mép thở gấp do vận động mạnh liên tục, vận động quá sức là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Sau quá trình vận động, nhịp hô hấp của chó tăng cao để cung cấp đủ lượng oxy cho các hoạt động của cơ quan bên trong.
Đồng thời, chất độc được giải phóng trong cơ thể được đẩy ra ngoài. Đây cũng là cách để chó điều chỉnh lại nhiệt độ cơ thể tăng lên sau khi vận động.
Để điều trị hiện tượng sùi bọt mép do trạng thái hoạt động, người nuôi cần đưa chó vào chỗ mát, có quạt mát để nghỉ ngơi và hạ nhiệt từ từ. Nếu chó muốn nằm thì cần duỗi thẳng các cẳng chân và đầu. Không cho có gập bất cứ bộ phận nào vì có thể gây ra tình trạng co cứng cơ, chuột rút cơ. Cho chó uống đầy đủ nước và lấy khăn hoặc giấy sạch lau hết bọt ở miệng.
Chó bị sùi bọt mép bỏ ăn do vấn đề răng miệng
Chó bị sùi bọt mép bỏ ăn khi gặp phải những vấn đề về răng miệng như viêm sưng nướu, viêm sưng mủ ở lợi, sâu răng, rách miệng, rách lợi, xương mắc ở miệng cũng có thể khiến chó bị sùi bọt mép.
Những vấn đề này xảy ra do việc vệ sinh răng miệng cho chó chưa đúng cách, cho chó ăn thức ăn cứng, nhọn như xương khiến bộ phận trong miệng tổn thương.
Khi chó có vấn đề về răng miệng thường cảm thấy đau buốt và có thói quen há miệng, đưa lưỡi ra bên ngoài để tránh việc chạm vào phần bị đau. Nước bọt theo đó tự động sùi ra ngoài, bám ở quanh mép và rơi xuống chỗ nằm.
Chó bị sùi bọt mép co giật do động kinh
Chó bị sùi bọt mép do động kinh xảy ra ở mọi lứa tuổi của chó. Chó trưởng thành, chó con có dấu hiệu sùi bọt mép kèm theo những cơn co giật không tự chủ, đến bất ngờ và kết thúc nhanh là những biểu hiện điển hình của bệnh này. Bên cạnh hai dấu hiệu này, bệnh động kinh ở chó còn được nhận biết qua một vài đặc điểm:
- Tăng thông khí, rối loạn hô hấp: chó có xu hướng thở nhanh, hoạt động thở ra nhiều hơn là hít vào.
- Chuyển động của một số bộ phận không tự nhiên: co giật mặt, chớp mắt theo nhịp, lắc đầu liên tục, chân co giật.
- Hành vi của chó thay đổi đột ngột như sợ hãi, bồn chồn, lo lắng, tìm kiếm sự chú ý từ chủ.
Chó bị sùi bọt mép do hệ tiêu hóa có vấn đề
Các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, chướng bụng, đầy hơi kích thích chó tiết ra nhiều nước bọt và thở nặng nhọc. Khi chó bị mắc các dị vật ở họng, quá trình nuốt nước bọt bị gián đoạn. Chó hầu như bỏ ăn uống, nước bọt sùi và trào ra khỏi miệng, thường xuyên há miệng, dùng chân cào miệng, cúi đầu thấp, rên rỉ với mong muốn loại bỏ vật ngáng ra ngoài.
Chó bị sùi bọt mép do ở trạng thái căng thẳng
Khi bị kích thích sang trạng thái căng thẳng, những biểu hiện thường xảy ra là chó bị sùi bọt mép thở gấp, tăng thông khí, rối loạn hô hấp, thở nhanh liên tục, thở ra nhiều hơn hít vào.
Đồng thời, khi căng thẳng, tế bào thần kinh nội bào nằm trong nhân tế bào vùng dưới đồi sẽ giải phóng Corticotropin nhiều hơn mức bình thường. Đây là hormone làm cho trạng thái căng thẳng tăng lên cao hơn, chó cảm thấy buồn nôn, chảy và sùi bọt mép, thở hổn hển.
Chó bị sùi bọt mép do ngộ độc
Chó bị sùi bọt mép do ăn phải sản phẩm tẩm chất độc dùng để bẫy chuột, bẫy động vật, thuốc chữa bệnh dùng quá liều, thuốc diệt bọ chó, ve chó, rận….
Những chất độc phổ biến được tẩm vào thực phẩm bẫy là thuốc diệt chuột, thuốc bả. Vì liều lượng độc tố trong những loại hợp chất hóa học này cao, mục đích là tiêu diệt động vật đích nên tỷ lệ tử vong hoặc tổn thương sâu ở chó cao. Kể cả khi người nuôi có biện pháp sơ cứu hoặc chữa trị chuyên nghiệp cũng khó có thể giúp chó hồi phục như ban đầu.
Khi chó dùng thuốc quá liều hoặc bị ảnh hưởng của thuốc diệt bọ sẽ khiến hệ thần kinh bị đình trệ, các cơ quan làm việc kém hiệu quả. Những hoạt động thông thường như nuốt nước bọt không thực hiện được chính xác nên bị sùi ra, đi đứng lảo đảo, mắt lờ đờ.
Chó bị sùi bọt mép do bệnh dại
Bệnh dại là một trong những bệnh đặc biệt nguy hiểm ở chó bị bệnh. Bệnh này có thể lây lan sang những chú chó khỏe mạnh, mèo và cả con người. Bệnh do virus thuộc chi Lyssavirus họ Rhabdoviridae gây ra. Virus này tác động trực tiếp lên hệ thần kinh của cá thể mang mầm bệnh.
Những biểu hiện của chó bị dại có hai thời kỳ là điên cuồng và bại liệt. Ở thời kỳ điên cuồng, chó có các biểu hiện:
- Nước dãi chảy nhiều, chó sùi bọt mép.
- Tâm trạng bồn chồn, cảnh giác, sợ sệt với mọi người và mọi âm thanh.
- Chó dễ kích động, cắn sủa liên tục khi gặp người lạ hay có tiếng động nhẹ. Hành động vồ vập khi chủ gọi.
- Chó liếm liên tục vào vết thương, cào nhiều và mạnh dẫn đến rách da, chảy máu, rụng lông.
- Bỏ ăn, khó nuốt, mắt đỏ ngầu, đồng tử giãn, nhiệt độ cơ thể cao, khát nước nhưng không điều chỉnh được hoạt động uống.
- Chó thường xuyên bỏ đi nhiều ngày do khó khăn trong việc tìm đường về, thậm chí đi không trở về. Trên đường đi hay gặm cắn dọc đường, ăn bừa bãi, tấn công những thứ đang chuyển động như người, đồng loại khác.
Khi bước sang thời kỳ bại liệt, chó có biểu hiện:
- Bại liệt dần các bộ phận. Đầu tiên là hàm dưới và lưỡi. miệng mở, lưỡi thè, nước dãi chảy ra và sùi bọt. Sau đó đến các chân.
- Chó tử vong trong khoảng 3 – 7 ngày sau khi có triệu chứng bại liệt.
Cách sơ cứu chó bị sùi bọt mép
Việc sơ cứu chó bị sùi bọt mép phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây ra bệnh. Vì đây có thể là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Cần có sự can thiệp từ bác sĩ thú y. Bạn có thể tham khảo các bước sau:
- Đầu tiên, hãy liên hệ với bác sĩ thú y gần nhà để thông báo tình hình của chó cưng. Cũng như nhờ họ hướng dẫn những phương án sơ cứu cụ thể.
- Nếu chó đang trong trạng thái sợ hãi hoặc bị mất kiểm soát. Hãy thử cố gắng yên lặng và an ủi chó một cách nhẹ nhàng. Để tránh khiến cho bị stress, căng thẳng nặng thêm.
- Nếu bạn có đủ kinh nghiệm, kĩ năng thú y cần thiết. Hãy xem xét các vế thương ở 2 bên mép của chó. Tuy nhiên, cần phải cẩn thận để không làm tổn thương hoặc khiến chó cảm thấy không thoải mái hơn.
- Nếu vết thương nhỏ và không gây ra quá nhiều đau đớn cho chó. Bạn có thể sử dụng nước ấm và bông gòn để nhẹ nhàng làm sạch khu vực bị sùi bọt. Tránh sử dụng các chất tẩy rửa hoặc các chất lỏng có thể gây kích ứng cho chó.
- Bạn nên đeo vòng cổ chống liếm để hạn chế tình trạng chó liếm vùng sùi bọt. Đồng thời, theo dõi sát sao các biểu hiện lạ, bất thường ở thú cưng.
Cách trị chó bị sùi bọt mép
Sau đây là cách điều trị cho từng nguyên nhân ở chó bị sùi bọt mép:
Nếu chó của bạn bị sùi bọt mép do tập thể dục, chạy và nhảy
Hãy cho chó nghỉ ngơi và cung cấp nhiều nước cho chó. Lau sạch nước bọt thừa trên miệng chó bằng khăn sạch, có thể cho chó nghỉ ngơi trong bóng râm. Sau khoảng 10 – 20 phút sẽ hết bọt trong miệng.
Nếu chó của bạn bị sùi bọt mép do các vấn đề về răng miệng
Hãy đưa chó đến bác sĩ thú y để kiểm tra răng miệng. Nếu chó của bạn bị viêm nướu, nha chu, hãy tuân thủ kế hoạch điều trị bệnh răng miệng và chăm sóc nó hàng ngày.
Trường hợp chó sùi bọt mép kèm theo run rẩy, thở yếu và không thể mở mắt
Khi phát hiện chó sùi bọt mép kèm theo run rẩy, thở yếu, không mở được mắt, mệt mỏi, nằm im và các triệu chứng khác, bạn hãy đưa chó đến ngay phòng khám thú y uy tín, chất lượng để bác sĩ điều trị kịp lúc, bảo toàn sức khỏe chó.
Đưa chó đến phòng khám ngay lập tức vì có thể chó đang gặp các vấn đề về hô hấp hoặc chó bị co giật, ngộ độc, v.v.
Trường hợp chó bị sùi bọt mép kèm theo biểu hiện hung hăng, âm thanh thay đổi khi sủa
Nếu bạn nhận thấy một con chó sùi bọt mép, có biểu hiện hung dữ, thay đổi giọng nói khi sủa, mắt đỏ ngầu, bọt xà phòng chảy quanh miệng và không có cảm giác gì, hãy chạy đến mọi người, kể cả chủ và để chó tránh xa cách ly và đưa đến phòng khám thú y để khám và điều trị.
Lưu ý khi điều trị chó bị sùi bọt mép
Chó và người mắc bệnh dại và đã trong thời kỳ phát bệnh thì chắc chắn tỷ lệ tử vong là 100%. Do vậy, khi chó có những biểu hiện lạ, nguy hiểm, thần kinh có vấn đề thì mọi người nên tránh xa.
Nếu vô tình trong quá trình chăm sóc hay đi bình thường nhưng bị chó cắn, người tổn thương cần rửa sạch vết thương bằng xà phòng dưới nước sạch trong 5 phút.
Sát khuẩn vết thương bằng cồn 70% hoặc dung dịch iod. Dùng băng gạc sạch bằng hờ vết thương, tránh băng kín. Trong quá trình sơ cứu cần cẩn thận, tránh vết thương bầm dập.
Sau đó người bị thương cần đến trung tâm tiêm chủng để tiêm phòng dại. Đây là bước vô cùng quan trọng để đảm bảo chắc chắn virus không mạnh lên và khiến người cũng bị phát bệnh dại theo. Tiếp tục theo dõi cá thể chó đó nếu có khả năng.
Cách ngăn chặn tình trạng chó bị sùi bọt mép
Nếu nguyên nhân làm chó sùi bọt mép là những tình trạng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của chó, việc điều trị sùi bọt mép cho chó sẽ trở nên khó khăn hơn. Nhưng vẫn có một số phương pháp có thể ngăn ngừa tình trạng sùi bọt mép cho chó mà bạn có thể tham khảo dưới đây.
Cho chó uống đủ nước
Những con chó căng thẳng và hoạt động quá sức đều cần uống nước vì cơ thể chúng đang mất một lượng lớn chất lỏng. Hãy cho chó dùng máy phun nước vì chúng cực thích những thứ này!
Những con chó tập thể dục quá nhiều và những con chó căng thẳng có thể thở hổn hển, chảy nước dãi và đổ mồ hôi. Do đó, bổ sung nước có thể ngăn ngừa tình trạng chó bị sùi bọt mép. Vì những tình huống này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bạn nên đảm bảo luôn có sẵn nước để cho chó uống.
Hãy mang theo chai nước và bát nước cho chó bất cứ khi nào bạn dắt chó ra khỏi nhà. Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng bạn cho chó uống nước sạch. Bạn cũng nên đảm bảo cơ thể chó đủ nước trước khi cho chúng đi dạo hoặc trước những tình huống có thể làm chúng căng thẳng để ngăn ngừa tình trạng mất nước của chó.
Hãy khuyến khích chó uống một ly trước khi tập thể dục (ví dụ: trước khi đi dạo hoặc chơi đùa). Bạn cũng có thể cho chó uống nước trước những tình huống có thể làm chúng căng thẳng như ngắm pháo hoa đêm giao thừa hoặc đi xe ô tô.
Chăm sóc răng miệng cho chó
Bạn có thể thực hiện nhiều phương pháp để chăm sóc răng miệng cho chó của mình.
Nếu vấn đề răng miệng trở nên nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như chó bị nhiễm trùng răng hoặc sâu răng, bạn nên đưa chó đến chỗ bác sĩ thú y. Bác sĩ có thể nhổ răng cho chó, kê đơn thuốc kháng sinh và làm sạch răng chó một cách chuyên nghiệp.
Một cách hiệu quả khác mà bạn có thể thực hiện tại nhà là thường xuyên đánh răng cho chó để răng chúng không bị mảng bám và viêm nhiễm. Hãy sử dụng loại kem đánh răng thân thiện với chó và chải răng cho chó với cường độ vừa phải.
Bạn cũng có thể cho chó ăn các loại thức ăn nhai nha khoa để giúp răng chúng chắc khỏe hơn, giảm mảng bám trên răng. Có nhiều loại đồ chơi dành cho chó cũng giúp răng miệng chúng khỏe mạnh hơn mà bạn có thể lựa chọn cho thú cưng của mình.
Loại bỏ các chất gây ngộ độc cho chó
Cả bên ngoài lẫn bên trong ngôi nhà của bạn đều tồn tại một số vật dụng có thể làm chó nhiễm độc! Những thứ làm chó ngộ độc bao gồm ếch, cây cối và các sản phẩm tẩy rửa gia dụng.
Hãy kiểm tra sân vườn của bạn thường xuyên để tìm ra các loại cây có độc với chó và loại bỏ chúng. Nếu nhà bạn ở trong khu vực có cóc hoặc ếch độc, hãy luôn kiểm tra nhanh xung quanh sân trước khi thả chó ra ngoài. Một biện pháp phòng ngừa nữa có thể đem lại hiệu quả là rào kín sân nhà bạn để ếch và cóc không thể nhảy vào.
Chó cũng có thể bị nhiễm độc nếu tiếp xúc với các sản phẩm tẩy rửa nếu các sản phẩm này nằm trong tầm tiếp cận của chúng. Hãy khóa kín các sản phẩm hóa chất độc hại trong nhà bạn lại. Và đối với những chú chó tinh nghịch, bạn thậm chí có thể gắn thêm khóa trẻ em để chúng không thể cậy ra. Bất kỳ sản phẩm nào có thể gây hại cho chó đều nên đựng kín và để xa ngoài tầm với của chó.
Cho chó ăn uống thích hợp
Chế độ ăn uống không lành mạnh hoặc không phù hợp có thể làm răng miệng chó yếu đi, làm hệ tiêu hóa của chúng bị rối loạn và làm cơ thể mất nước. Do đó, một chế độ ăn uống phù hợp là rất cần thiết.
Chế độ ăn của chó phải cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, khoáng chất cùng tỷ lệ phần trăm thức ăn phù hợp với giới tính, giống và độ tuổi của chó để giúp chúng duy trì sức khỏe tốt. Hơn nữa, chế độ ăn có thể làm chó khỏe mạnh từ trong ra ngoài. Hãy cho chó dùng cả những chất xơ như prebiotic nữa!
Mỗi con chó có một thể trạng khác nhau nên hãy đảm bảo bạn chọn đúng nhãn hiệu thức ăn cho chó phù hợp với giống và độ tuổi của chúng. Không những vậy, hãy cho chó ăn lượng thức ăn phù hợp với kích thước và mức độ hoạt động của chúng.
Thêm vào đó, cơ thể chó cần một số chất dinh dưỡng nhất định để tồn tại và phát triển. Sáu nhóm dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn của chó là vitamin, khoáng chất, tinh bột, protein, nước và chất béo.
Laputa Farm đã chia sẻ những hiểu biết liên quan đến hiện tượng chó bị sùi bọt mép. Mong rằng với những chia sẻ ở trên, người chăm sóc cún cưng sẽ có được những kinh nghiệm nuôi hữu ích.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: Hồ Buôn Bông, xã Eakao, TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
Hotline: 0906 032 127
Email: laputafarmvn@gmail.com