Hiện nay sự mập mạp, mũm mĩm ở thú cưng đang được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên chó bị béo phì là điều đáng cần phải quan tâm trong quá trình chăm sóc, bỏi cần có sự theo dõi, điều chỉnh chế độ chăm sóc để tránh cho chó cưng của bạn bị béo phì và có một cơ thể rắn chắc.

Cùng với Laputa Farm, chúng ta sẽ tìm hiểu về chó bị béo phì và những điều xung quanh chúng nha.

chó bị béo phì

Chó béo phì được hiểu như thế nào?

Béo phì ở thú cưng là tình trạng béo phì hoặc thừa cân xảy ra trên các loài thú cưng, phổ biến là ở chó, mèo, thỏ nhà, chuột kiểng, lợn kiểng.

Đây chính là tình trạng có quá nhiều mỡ thừa được tích lũy trong cơ thể của thú cưng do ăn quá nhiều và ít vận động.

Bệnh béo phì ở thú cưng là hiện tượng tăng cân xảy ra khi năng lượng dung nạp vào cơ thể vượt quá năng lượng cần thiết. Chỗ năng lượng dư thừa này sau đó sẽ được dự trữ dưới dạng mỡ.

Một khi vật cưng đã bị béo phì, chúng vẫn sẽ béo phì mặc dù đã ngừng hấp thu lượng calo dư thừa vào cơ thể.

Đây là một tình trạng phổ biến ở thú cưng. Ở những nước phát triển, chứng béo phì là chứng bệnh dinh dưỡng phổ biến ở chó, mèo và thú cưng.

Bệnh béo phì là một căn bệnh phổ biến và dễ mắc phải ở vật nuôi đang trở thành phổ biến với hơn một nửa số lượng chó mèo bị thừa cân hoặc béo phì với gần 58% số lượng mèo và 53% số lượng chó bị thừa cân/béo phì tại Mỹ.

Béo phì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe như giảm tuổi thọ, ảnh hưởng bởi cơ thể dư thừa chất béo gồm cả xương và khớp, các cơ quan tiêu hóa, việc hít thở.

Khi thú cưng bị thừa cân, cơ thể sẽ trở nên nặng nề và gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, hay các vấn đề về gan và đau khớp.

Tại sao chó bị bệnh béo phì?

Béo phì là tình trạng có quá nhiều mỡ thừa được tích lũy trong cơ thể. Thường xảy ra ở những chú chó và mèo được cho ăn quá nhiều và ít vận động.

Bệnh phổ biến ở những chú chó trưởng thành, tầm tuổi giữa khoảng 5 – 10 tuổi. Chó đã bị triệt sản hoặc được nuôi trong nhà cũng là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì.

Chó béo phì ảnh hưởng đến mọi phần của cơ thể, bao gồm cả xương, khớp, bộ máy tiêu hóa và các tế bào hô hấp. Các bác sĩ thú y sẽ chẩn đoán và đưa ra những giải pháp về sức khỏe cũng như mức độ béo phì của những chú chó.

Nguyên nhân gây bệnh béo phì ở chó

Có nhiều nguyên nhân khiến chó béo phì. Thường thấy nhất là do sự bất hợp lí giữa năng lượng chúng nạp vào và năng lượng sử dụng hàng ngày – ăn nhiều hơn nhu cầu cơ thể cần.

Bệnh béo phì cũng phổ biến ở những chú chó trưởng thành. Do ở lứa tuổi này, khả năng hoạt động của chúng dần trở nên kém hơn.

Chế độ dinh dưỡng thức ăn cho chó không lành mạnh, chứa quá nhiều Carbohydrates hay thường xuyên được thưởng thêm đồ ăn cũng dẫn đến bệnh béo phì ở chó.

Một số nguyên nhân khác gây bệnh:

  • Tình trạng Hypothyroidism: Là sự suy giảm hoạt động ở tuyến giáp.
  • Insulinoma: U tuyến tụy nội tiết.
  • Hyperadrenocorticism: rối loạn dư thừa nội tiết, và do hậu triệt sản.

dấu hiệu chó béo phì

Dấu hiệu nhận biết chó bị béo phì

Để đánh giá chó béo phì hay không, có thể dùng cách đơn giản nhất. Khi dùng tay chạm vào xương sườn, nếu không có cảm giác tầng lớp, cho thấy đã bị béo phì.

Chó mèo bị chứng béo phì còn có những đặc điểm sinh lý khác: khi nhìn chúng từ trên xuống hoặc khi chúng lắc trái phải, phần bụng sẽ nhô ra; hai bên bụng và xương sườn sẽ có diện tích mỡ rộng. Lúc đi đường lắc trái phải, không có bước đi bình thường… nghĩa là chó của bạn đã bị thừa cân.

Cách đơn giản nhất để nhận biết chó béo phì là vuốt dọc xuống phần bụng của chúng. Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy phần xương sườn.

Cảm giác chạm vào mỗi chiếc xương hơi giống với lúc bạn rà tay lên ván giặt. Tương tự như vậy, vuốt dọc phần giữa lưng chó và bạn sẽ lần ra chỗ xương sống.

Nhưng có những chú chó không hề ăn nhiều, tại sao vẫn bị thừa cân? Vấn đề là do sự chênh lệch giữa năng lượng “nạp vào” và năng lượng bị tiêu thụ.

Nếu chó của bạn ăn nhiều mà không được vận động thường xuyên, chúng sẽ tăng cân. Một số chú chó mắc một số bệnh lí khiến chúng bị thừa cân:

  1. Tăng cân nhanh.
  2. Tích lũy mỡ thừa ở một hay một số bộ phận cơ thể.
  3. Không có khả năng hoặc lười vận động.
  4. Các chỉ số cơ thể trên mức bình thường.

Bệnh béo phì được chẩn đoán bằng cách đo trọng lượng hay tính toán các chỉ số thể trạng của cún. Các bác sĩ thú y sẽ kiểm tra bằng cách nắn xương, ngang lưng, đuôi và đầu.

Sau đó so sánh các chỉ số trên với chỉ số tiêu chuẩn cho giống chó của bạn. Chỉ số của những chú chó béo phì sẽ vượt trên tiêu chuẩn khoảng 10 đến 15%.

Những rủi ro khi chó bị béo phì

  • Rối loạn vận động xương và khớp: Trên 24% chó mèo bị béo phì có những chứng bệnh tổng hợp về xương khớp nghiêm trọng, bao gồm viêm khớp, cột sống thoát vị đĩa đệm và rối loạn thần kinh. Ở Việt Nam, thoát vị đĩa đệm ở vật nuôi do béo phì tạo nên ngày càng nhiều. Loại bệnh này rất khó điều trị và thường xuyên tái phát.
  • Khó thở: Khi vận động càng rõ ràng hơn. Đây là do lớp mỡ dư thừa tạo thành khiến lớp ngăn ở ngực dày lên, không khí cần thiết gia tăng. Tác giả từng thấy một chú chó béo phì và thiếu oxy sau khi tập thể dục, lưỡi tím tái, nhìn rất đáng thương.
  • Gánh nặng lên tim nên dẫn đến bệnh tim sung huyết: Khi chết lâm sàng, giải phẫu động vật có thể xác minh rõ ràng điều này.
  • Bệnh gan nhiễm mỡ và bệnh túi mật: Tác giả từng chẩn đoán và điều trị béo phì cho một chú chó. Sau khi chết đột ngột khám được nghiệm tử thi thì phát hiện gan nhiễm mỡ rất nghiêm trọng dẫn đến vỡ gan.
  • Khả năng sinh sản giảm: Điều này biểu hiện rõ ràng trong nhân giống thuần chủng. Quá nhiều dinh dưỡng nhưng không tập thể dục, dẫn đến việc tích tụ chất béo trong cơ thể. Khiến khả năng thụ thai của chó cái giảm đáng kể.
  • Tỷ lệ khó đẻ tăng cao: Chó mèo bị béo phì ngay cả khi đã mang thai cũng có thể khó đẻ. Từ thống kê của bệnh viện, tỷ lệ khó đẻ của chó bị béo phì trên 80%; thú cưng béo phì khiến trong lúc phẫu thuật, bác sĩ thú y khó nắm bắt được liều lượng thuốc gây mê; do lớp mỡ dưới da quá nhiều, sau khi phẫu thuật vết thương lành sẽ khá chậm.
  • Bệnh nội tiết: Chẳng hạn như bệnh tiểu đường.
  • Dễ mắc bệnh về da: Đối với bác sĩ thú y lâm sàng, bệnh về da là bệnh thường gặp mà đau đầu nhất.
  • Khó chẩn đoán lâm sàng: Ví dụ như nghe bệnh, từ đó ảnh hưởng đến chẩn đoán về bệnh thậm chí dẫn đến sai lầm trong cách chữa trị.

Những bệnh thường gặp ở chó bị béo phì

Chó bị béo phì thường dễ mắc các bệnh như:

  • Bệnh tiểu đường loại 2
  • Viêm xương khớp, đặc biệt là xương hông
  • Huyết áp cao
  • Các vấn đề về hình thể, chấn thương dây chằng chéo
  • Bệnh về da
  • Bệnh tim và hô hấp
  • Tuổi thọ giảm (từ 1 – 2,5 năm)

Vì sao chó bị béo phì dễ mắc phải những bệnh trên?

Khi năng lượng chó vận động ít hơn năng lượng sinh ra từ thức ăn, cơ thể của chúng bắt đầu lưu trữ thức ăn và chất dinh dưỡng dưới dạng mỡ, dẫn đến béo phì.

Mỡ bắt đầu bám lên thành hoặc xâm nhập vào các cơ quan nội tạng (như gan), gây ra áp lực lớn lên chúng và làm giảm chức năng của các cơ quan này. Ví dụ một chú chó bị béo phì, có mỡ tích trong động mạch, thì nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn những chú chó cân đối.

Chó càng tăng cân, càng khó di chuyển. Các khớp xương chịu áp lực lớn do quá tải trọng, sẽ gây đau đớn.

Đây là một vòng luẩn quẩn khi chó bị béo phì không muốn vận động vì chúng thấy không thoải mái, nhưng nếu vẫn ăn uống như cũ chắc chắn chúng sẽ tăng cân dẫn đến giảm ham muốn vận động.

chó giảm cân

Cách giúp chó bị béo phì giảm cân an toàn, hiệu quả

#1. Tăng đạm (protein) và giảm tinh bột (carbohydrate)

Để giảm cân cho chó, tỷ lệ tinh bột so với chất béo và protein quan trọng hơn lượng calo cuối cùng. Nếu chế độ ăn cho chó giàu carbohydrate, ít chất béo và protein thì việc giảm cân sẽ rất khó.

Bởi chó phát triển mạnh nhờ chế độ ăn giàu protein, giúp xây dựng cơ bắp săn chắc, và chúng không cần carbohydrate. Chế độ ăn kiêng giảm cân phù hợp nhất cho chó là giàu protein, ít carbohydrate và chất béo vừa phải để đáp ứng sự thèm ăn nhưng không gây tăng cân.

#2. Không cho chó ăn nhiều chất xơ

Chất xơ là phần khó tiêu nhất của carbohydrate, nếu quá nhiều sẽ cản trở hấp thụ dinh dưỡng của loài chó. Các loại ngũ cốc là nguồn chất xơ phổ biến rất thường gặp.

Người ta thường cho rằng các loại thực phẩm không có ngũ cốc chứa nhiều protein và ít carbohydrate là thực phẩm giảm cân tốt nhất cho chó nhưng hoàn toàn không phải.

#3. Tự nấu thức ăn giảm cân cho chó

Bạn có thể tự làm một chế độ ăn giàu protein, chất béo vừa phải, ít carbohydrate cho chó ăn hàng ngày. Ưu tiên cho ăn thịt gia cầm nạc, sữa tách béo và rau xanh thay cho hầu hết các loại ngũ cốc và tinh bột tính cả cơm.

Cũng nên loại bỏ da từ thịt gia cầm, hoặc loại bỏ mỡ ở thịt. Và không nên cho chó ăn đậu xanh, bởi ăn quá nhiều thực phẩm chính bằng đậu xanh có thể dẫn đến thiếu protein, gây mất cơ bắp chứ không phải là giảm béo.

#4. Giảm khẩu phần ăn an toàn

Cách giảm khẩu phần ăn an toàn cho chó là cắt giảm thức ăn cho chó khoảng 5% hoặc thay thế bằng rau củ, cho ăn số lượng ít hơn chỉ một chút trong một đến hai tuần. Hãy thử đưa chó lên cân ngay ngày hôm nay và nhớ cân thêm một lần nữa sau một hoặc hai tuần. Nếu chó chưa giảm cân, hãy giảm thêm 5% thức ăn và tiếp tục với lượng này trong cả một hai tuần tiếp theo.

Tiếp tục giảm ~5% lượng thức ăn hàng tuần cho đến khi thấy chó bắt đầu giảm cân và sau đó hãy giữ nguyên lượng thức ăn cún đang ăn phù hợp và ưu tiên nhiều đạm, rau củ.

Việc giảm lượng thức ăn quá đột ngột sẽ khiến quá trình trao đổi chất của con chó bị rối loạn, khiến việc giảm cân trở nên khó khăn hơn và dễ dàng tăng cân trở lại.

Cách giảm cân chậm, ổn định theo cách trên sẽ thành công giảm cân cho chó hơn. Bạn cũng có thể cho ăn những bữa nhỏ thường xuyên hơn để giúp chó giảm cảm giác đói.

#5. Cho chó ăn chất béo phù hợp

Các axit béo omega-3 gồm EPA và DHA từ dầu cá giúp giảm cân ở chó hiệu quả và ăn ngon miệng hơn. Các loại dầu khác, chẳng hạn như dừa hay dầu ô liu cũng được kiểm soát cẩn thận để chắc chắn rằng nó không có quá nhiều chất béo.

#6. Cân thường xuyên, đều đặn

Bạn nên vỗ về để chó ngồi lên cân một vài lần đầu cùng câu lệnh ngắn gọn: “Cân” và thưởng một chút xương gặm canxi ngay sau đó. Chó sẽ tự quen dần và ngồi lên cân trở bất cứ khi nào bạn muốn.

Việc tạo thói quen và hiểu mệnh lệnh ngồi cân rất quan trọng với những chú chó “béo phì”, giúp chủ yên tâm và dễ dàng hơn trong việc trợ giúp chó kiểm soát cân nặng.

#7. Không cho chó ăn nhiều đồ ăn vặt

Thi thoảng chủ chó thường hay vứt cho chúng một miếng thịt, miếng xúc xích, kẹo bánh… hay bất kể thứ gì chúng có vẻ sẽ chịu ăn.

Bạn cần chú ý nếu chú chó đang béo phì, chúng không nên ăn thêm đồ ăn vặt bởi đây là những thức ăn rất dễ gây tăng cân và béo phì sẽ gây ảnh hưởng xấu nghiêm trọng đến sức khỏe và tuổi thọ của chó.

#8. Cho chó xương gặm phù hợp

Trong xương gặm, bánh thưởng có chứa nhiều calo và chất béo, rất giàu dinh dưỡng. Nhưng nếu chó thích nhai, bạn có thể cho chúng gặm một loại xương không dinh dưỡng, lâu dài: các loại xương canxi cứng, xương đồ chơi cao su dễ gặm, xương da bò.

Nó có thể giữ cho con chó của bạn bận rộn, hài lòng và thoát khỏi rắc rối calo. Bên cạnh đó, xương sống, xương gà sống cũng có thể sử dụng nhưng cần loại bỏ ngay những mẩu bé để chó không bị hóc.

#9. Thức ăn thay thế

Bạn có thể thử cung cấp cà rốt, đậu xanh, cần tây, bông cải xanh, dưa chuột, táo cắt lát và chuối hoặc đá viên cho chó.

Những miếng ngon bổ dưỡng tự nhiên này là những lựa chọn lành mạnh. Không nên cho chó ăn quả táo hoặc chuối vì chúng chứa hàm lượng đường cao.

#10. Tăng cường chơi và đi dạo

Chó béo phì thường lười vận động dẫn đến chúng càng béo phì hơn. Để giúp chó năng động hơn, sử dụng đồ chơi cho chó là lựa chọn nhẹ nhàng nhàn nhã nhất.

Bạn nên mua thêm các loại đồ chơi hợp sở thích của chó, như xương gặm đồ chơi chẳng hạn và nhiều món thú vị khác nữa để chó có thể bận rộn cả ngày và tập trung chơi nhiều hơn ăn.

thực đơn chó giảm cân

Thực đơn giảm cân cho chó béo phì và cách kiểm soát cân nặng

Cách giảm cân cho chó bị béo phì

Giống với con người, có một vài phương pháp bạn có thể thử với thú cưng để giảm cân. Nhưng trước hết bạn nên kiểm tra với bác sĩ thú y việc tăng cân không phải là dấu hiệu của một căn bệnh tiềm ẩn nào đó.

Bên cạnh đó, trước khi bạn thay đổi thức ăn hoặc giảm lượng calo thú cưng nạp vào cần hỏi thăm ý kiến của bác sĩ thú y. Sau khi chắc chắn không có vấn đề về sức khỏe, hãy tham khảo những tips dưới đây:

Đo lường thức ăn: Nhật ký ăn uống là một trong những bước quan trọng nhất trong liệu trình giảm cân. Vì em ấy không thể tự viết được, nên bạn sẽ phải làm điều đó. Theo dõi lượng thức ăn bạn chuẩn bị cho chú chó bằng cốc đo hoặc cân.

Xây dựng thực đơn: Nếu bạn đang cho boss ăn không theo giờ giấc và để sẵn thức ăn cả ngày. Nên xây dựng thực đơn và cho ăn đúng theo lịch trình.

Cho chó ăn trong 1 thời điểm và khoảng thời gian nhất định (15 – 20 phút), sau đó dọn bát đi kể cả chó không ăn hoặc còn thừa.

Nghiêm khắc hơn với đồ ăn vặt và ăn nửa buổi: Chó nạp nhiều calo từ đồ ăn vặt hơn bạn nghĩ đấy.

Có lẽ một người nào đó trong gia đình bạn đã cho chó ăn thêm mà bạn không biết hoặc có thể là chú chó nhà bạn đã lén sử dụng nguồn thức ăn trong nhà.

Việc xác định được nguyên nhân chó tăng cân giúp bạn dễ kiểm soát cân nặng hơn nhờ việc giới hạn đồ ăn vặt của chó.

Cân thường xuyên, đều đặn: Sen chỉ cần vỗ về boss ngồi lên cân một vài lần đầu cùng câu lệnh ngắn gọn: “Cân” và một chút xương gặm canxi ngay sau đó, sau đó chó sẽ tự quen dần và việc ngồi lên cân trở nên hoàn toàn bình thường bất cứ khi nào bạn muốn.

Việc tạo thói quen và hiểu mệnh lệnh ngồi cân rất quan trọng với những chú chó thường xuyên “béo phì”, giúp chủ yên tâm và dễ dàng hơn trong việc trợ giúp chó kiểm soát cân nặng.

Chọn đồ ăn vặt có calo thấp: Đồ ăn vặt như bánh thưởng hoặc các loại bánh qui đều chứa nhiều calo. Hãy tập cho chú chó của bạn với các bữa ăn nhẹ bằng rau củ quả.

Tăng cường đi dạo và chơi

Để giúp thú cưng năng động hơn, điều không thường thấy ở những chú chó to béo… đồ chơi cho chó là lựa chọn nhẹ nhàng nhàn nhã nhất.

Bạn mua thêm các phụ kiện thú cưng hợp sở thích của em nó như đĩa bay, đồ tập ném, bóng , xương gặm đồ chơi chẳng hạn và nhiều món thú vị khác nữa, chúng ta hi vọng rằng cún có thể bận rộn cả ngày và tập trung chơi nhiều hơn ăn.

Các thành viên trong gia đình cũng được khuyến khích đưa chó đi dạo, dắt chó đi bộ đi chơi là cách để tăng cường cơ bắp và giảm mỡ thừa.

Thực phẩm hỗ trợ chó bị béo phì

Royal Canin Obesity thức ăn dành cho chó bị béo phì:

  • Sản phẩm chứa hàm lượng Protein cao để duy trì cơ bắp trong quá trình giảm cân.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng (khoáng chất và vitamin) để bù đắp lại sự thiếu hụt năng lượng trong khi giảm cân.
  • Các dưỡng chất hỗ trợ chức năng xương khớp, tránh tổn thương do nâng đỡ trọng lượng cơ thể dư thừa.
  • Các axit béo thiết yếu (Omega-3 và Omega-6) và các nguyên tố vi lượng hỗ trợ sức khỏe da lông.

​Vận động: Đây là cách tốt nhất giúp chó giảm cân. Nhưng trước tiên bạn phải đảm bảo sức khỏe của chó cưng phù hợp với chế độ vận động này. Nhờ đến sự tư vấn của Bác sĩ thú y để đưa ra lựa chọn đúng đắn.

Có rất nhiều hoạt động mà bạn và chú chó của bạn có thể làm cùng nhau, dưới đây là một số cách tốt nhất để bắt đầu liệu trình giảm cân:

Bơi: Hoạt động có thể hỗ trợ xây dựng cơ bắp, đốt cháy calo mà không làm tổn thương đến các khớp xương.

Đi bộ: tương tự với bơi, nhưng có hiệu quả với cả chủ nuôi lẫn chú chó béo phì. Khi bạn dành thời gian dắt chú chó đi dạo, nghĩa là bạn cũng đang tập thể thao rồi đấy.

Trò chơi ném và nhặt đồ thú vị, những lần chạy nước rút của chó để bắt kịp món đồ bạn ném giúp tăng cường độ luyện tập lên cao hơn.

Việc giảm cân cho chó bị béo phì không phải là khó, chỉ cần một chút quyết tâm và nghiêm khắc thực hiện… hay chậm chí do bạn bỏ bê chăm sóc, ít hay đổi món ăn hơn, thì cún cũng có thể bị giảm cân trông thấy trong vòng từ 1 đến 2 tháng.

Và, cún nặng bao nhiêu là đủ? cún có đang bị béo quá không? à bạn không cần quá lo lắng đâu, chỉ cần giữ cho chú fom người đẹp đậm đà hơn những chú cún bạn vẫn gặp khi đi trên đường là được rồi.

Trong bất kỳ quá trình huấn luyện nào bạn cũng phải là một vận động viên nghiêm khắc. Kiên trì và nhẫn nại là yếu tố quan trọng trong mọi kế hoạch giảm cân, hãy bàn trước với các thành viên trong gia đình để cùng chung tay loại bỏ những kí lô thừa phiền toái kia nhé.

huấn luyện chó

Bạn phải là một huấn luyện viên nghiêm khắc

  • Thường xuyên cho cún vận động: Lượng calo tập thể dục phải thấp, để đạt được mục tiêu giảm cân, cách tiêu thụ calo hiệu quả nhất là giảm cân.
  • Kiểm soát chế độ dinh dưỡng của chó: ăn những thực phẩm ít chất béo, thực phẩm nhiều chất xơ, đồng thời giảm bớt số lượng, cho ăn nhiều bữa. Như vậy có thể làm mất nhiệt lượng, từ đó giảm bớt sự hợp thành chất béo.
  • Giảm cân bằng cách ít ăn để đói: cơn đói sẽ không tạo ra tác dụng phụ. Có thể là cách đơn giản nhất. Theo dõi và ghi lại cân nặng của cún theo hàng tháng. Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y khi thấy cún cưng có dấu hiệu thừa cân.

Vận động rất quan trọng trong bất kì một liệu pháp giảm cân nào với chó béo phì. Hãy tìm cách để nâng độ dài quãng đường dắt chó đi dạo. Hãy tăng thêm những trò chơi nho nhỏ trong ngày để giúp những chú chó được dịp hoạt bát hơn.

Có một số dụng cụ vừa có thể giúp cho chó ăn, vừa buộc chúng phải “làm việc” để lấy được thức ăn. Không chỉ riêng gì các chú chó bị thừa cân, bạn có thể thực hiện những điều trên để tạo thêm niềm vui cho cún cưng nhà mình đấy.

Kiên trì và nhẫn nại là yếu tố quan trọng trong mọi kế hoạch giảm cân, hãy bàn trước với các thành viên trong gia đình để cùng chung tay loại bỏ những kí lô thừa phiền toái kia.

Vậy là Laputa Farm đã giải đáp cho bạn chi tiết về vấn đề chó bị béo phì. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức khoa học để thiết kế thực đơn cho chú chó nhà mình nhé! Liên hệ ngay với chúng tôi nếu có bất cứ thắc mắc nào để được giải đáp chi tiết và nhanh chóng nhất nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ: Hồ Buôn Bông, xã Eakao, TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk

Hotline: 0906 032 127

Email: laputafarmvn@gmail.com