Cách nuôi chó Poodle như thế nào cho hiệu quả nhất? Chắc chắn khi bạn quyết định chọn cho mình một chú Poodle làm người bạn chí cốt thì hẳn câu hỏi này đã xoay quanh trong đầu bạn hàng giờ liền. Trong bài viết này, Laputa Farm sẽ hướng dẫn bạn cách nuôi chó Poodle một cách chi tiết nhất.
Tìm hiểu về giống chó Poodle
Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu kĩ hơn về chú chó Poodle này nhé!
Nguồn gốc xuất xứ của chó Poodle
Chắc hẳn một số bạn còn chưa biết nhiều về em chó này ngoài vẻ cute vô số tội của em nó. Đầu tiên phải kể đến tên gọi của chúng, từ “Poodle” nghĩa là xù, quăn ý chỉ chú chó lông xù, ngoài ra, chú chó này còn có tên khác là “chó săn vịt”, chó “cục bông gòn” bởi vì bề ngoài chú ta có bộ lông như bông gòn, còn cái tên “săn vịt” nghe có hơi hung hăng nhưng cũng bởi vì bắt nguồn từ tổ tiên của chúng.
Tổ tiên của chó Poodle có quốc tịch đầu tiên là ở Đức, sau đó di cư làm chó kiểng của nước Pháp hoa lệ, tổ tiên của em này thường được các thợ săn dùng để săn các chú chim sống gần bờ sông, dưới các kênh lạch, đặc biệt là loài vịt trời nên hung danh của tổ tiên chúng được gán tên “chó săn vịt”.
Ngoài ra một số tranh cãi cho rằng, tổ tiên của Poodle không phải xuất hiện lần đầu ở Đức mà là bán đảo Iberian mang dòng máu của giống chó Barbet Bắc Phi rồi được đưa đến Gaul hoặc còn giả thuyết cho rằng Poodle là con cháu của sự lai tạp giữa giữa nhiều loại chó săn dưới nước của Châu Âu và chó Nga.
Hiện nay, gia phả của chó Poodle gồm có ba chi dòng chính gồm: Mini, Toy và Standard Poodle nhưng số phận 3 dòng này lại hơi “nghiệt ngã” và 2 dòng phụ là Tiny poodle và Teacup poodle.
Người Pháp sử dụng dòng Standard Poodle trong việc săn bắt vịt nước, vịt trời nên từ đó hung danh “ chó săn vịt” xuất hiện, dòng khác là Mini Poodle chỉ có công việc cực hơn là làm “lính đánh hơi” cho các gã thợ săn để đánh hơi nấm trong rừng sâu bởi khả năng đánh hơi thần sầu.
Còn dòng cuối Toy Poodle thì số phận “quý sờ tộc”, sung sướng hơn anh em chúng là người bầu bạn, “sugarbaby” cho giới quý tộc, giới thương gia, con nhà giàu, thậm chí thời kỳ Phục Hưng rực rỡ, em này được chủ nhân cưng nựng đặt trong ống tay áo mang theo nên thêm biệt danh nữa “chó tay áo”.
Đặc điểm của chó Poodle
Theo như trên đã đề cập thì Poodle hiện nay có ba dòng chi khác nhau. Xét về ngoại hình chung thì một chú chó Poodle thường có chiều cao chưa đến 25 cm, cân nặng khi trưởng thành chỉ có 20 – 30kg, nếu xét mặt bằng chung với các giống chó khác thì em nó thuộc hàng cỡ trung bình.
Còn xét về đặc điểm của 3 dòng chi của Poodle thì có sự khác biệt về ngoại hình rõ rệt còn số phận thì như đã nói ban đầu.
Thân hình của Poodle thì em nó có hai tai gần đầu và dài, phẳng, có lớp lông mượt mà và lượn sóng. Hai chi trước và sau đều cân đối, hài hòa, đuôi thì hướng lên cao và ngón chân hơi cong, thân em nó hình oval nhỏ, mông tròn không hề xệ. Bắp đùi thì săn chắc, “có cơ” do em nó hay chạy nhảy và có thể đi bằng hai chân, dáng đi thoăn thoắt và nhẹ nhàng.
Lý do nên nuôi chó Poodle
Giống chó này luôn làm người khác phải thương yêu, nhiều lúc lại hơi ngốc nghếch, ngờ nghệch hay quấn quýt chủ nhân nên dễ đào tạo. Ngoài ra, bởi vì linh tính cao nên chó Poodle thường nhận biết mọi người trong nhà lâu hơn, ai lạ em nó thấy sẽ sủa liền nhưng tiếp thu dạy bảo rất nhanh, kể cả thói hư tật xấu của chủ nên các bạn đừng đề nó thấy nhé, sẽ học theo đó.
Chế độ dinh dưỡng đối với chó Poodle ờ từng giai đoạn
Chó Poodle ăn gì? Ở mỗi giai đoạn, chế độ dinh dưỡng của Poodle sẽ có những thay đổi, điều chỉnh khác nhau.
Giai đoạn chó Poodle 2 tháng tuổi
Poodle 2 tháng tuổi mới được xuất chuồng. Trước khi đón, bạn nên hỏi chủ chó về chế độ ăn hàng ngày của chúng để biết cách cho ăn hợp lý. Hạn chế thay đổi khẩu phần cũng như thức ăn quá nhanh, sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa của Poodle. Vì Poodle 2 tháng tuổi còn khá yếu.
Vậy nếu bạn muốn điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý thì nên cho chó Poodle ăn gì? Nếu bạn muốn cho Poodle ăn thức ăn khác với chủ trước thì nên thay đổi từ từ trong vòng 1 tháng để chúng thích nghi. Nó có thể được kết hợp theo cách sau:
- Tuần 1: 75% thức ăn cũ + 25% thức ăn mới.
- Tuần 2: 50% mỗi loại thức ăn.
- Tuần 3: 25% thức ăn cũ + 75% thức ăn mới.
- Sau 1 tháng: Thức ăn mới 100%. Tại thời điểm này, có thể an toàn cho Poodle của bạn ăn thức ăn mà bạn chọn cho chúng.
Thức ăn cho chó Poodle 2 tháng tuổi: Ở độ tuổi này, bạn chủ yếu cho chúng ăn cháo loãng, có thể hầm lấy nước để nấu cháo. Thức ăn khô cho chó Poodle nên ngâm mềm trước khi ăn. Ăn nhiều bữa trong ngày (4-5 bữa), cách đều nhau. Sữa cho chó ở nhiệt độ ấm cũng có thể được thêm vào giữa các bữa ăn. Nhưng cũng không nên uống quá nhiều, 200-300ml mỗi ngày là đủ.
Giai đoạn chó Poodle từ 3 – 6 tháng tuổi
Giai đoạn này, bạn có thể cho Poodle ăn cơm thay vì cháo như trước. Có thể thêm thịt, tôm, rau, củ nhưng tất cả phải được làm mềm hoặc xay nhuyễn trước khi dùng. Bạn có thể trộn cơm với thịt và rau. Đơn giản nhưng mang lại cho các bé rất nhiều chất.
Nếu cho Poodle ăn thức ăn khô, bạn cũng nên ngâm chúng trong nước. Bạn có thể dùng nước nóng ngâm trong 5 phút, không nên ngâm quá mềm vì Poodle giai đoạn này đã có thể ăn được thức ăn đặc một chút rồi.
Bạn có thể giảm khẩu phần ăn của Poodle xuống còn 4 bữa một ngày, các bữa cách đều nhau. Bạn có thể thêm 300-400ml sữa ấm mỗi ngày. Không nên cho chó Poodle ăn quá nhiều thức ăn hạt cho chó vì thân hình của nó khá nhỏ.
Giai đoạn chó Poodle từ 6 tháng tuổi trở đi
Ở độ tuổi này, bạn có thể cho chúng ăn 3 bữa / ngày. Đặc biệt, cần cung cấp đầy đủ các chất qua bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là đối với chó Poodle đực dậy thì. Những chất này bao gồm:
- Protein: có nhiều trong các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt gà, …
- Chất xơ: có trong rau cải, cà rốt, xà lách,… chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của Poodle nên không thể thiếu trong mỗi bữa ăn.
- Khoáng chất: Thường có nhiều trong hải sản nhưng bạn chỉ nên cho tôm Poodle ăn.
- Chất béo: Thường có sẵn trong các loại thịt. Bạn cũng không nên cho ăn quá nhiều chất béo.
- Tinh bột: bạn có thể cung cấp các loại thực phẩm như cơm, cháo, khoai, sắn, …
Bạn có thể cho chó Poodle ăn trứng vịt lộn để có bộ lông mượt mà hoặc bổ sung thêm sữa bổ sung canxi để xương chắc khỏe. Nếu bạn cho Poodle ăn thức ăn viên thì không cần ngâm nước. Ở độ tuổi này nên nhai nhiều hơn để cơ hàm khỏe hơn.
Giai đoạn chó Poodle mang thai
Chó mẹ sẽ tăng cân vào tuần thứ 2 hoặc 3 và đến tuần thứ 5. Đồng thời, nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng gần gấp đôi. Một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh sẽ tốt cho chó Poodle đang mang thai hơn là một bữa ăn vặt.
Mỗi ngày một quả trứng hoặc hai miếng phô mai, sữa dê sẽ bổ sung nhanh chóng protein, canxi và các chất dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi.
Để tránh bị béo phì do ăn quá nhiều khi mang thai, chủ nuôi cần biết cân nặng phù hợp của chó Poodle mang thai là bao nhiêu. Một con chó được coi là khỏe mạnh sẽ tăng 25-30% trọng lượng lý tưởng của con chó vào thời điểm nó được sinh ra.
Ví dụ chó Toy Poodle nặng 3,5kg sẽ tăng từ 1 – 1,1kg khi mang thai. Một chú chó Standard nặng 25kg sẽ tăng từ 6 – 7,5kg khi mang thai.
Lưu ý: Không nhận thêm canxi thông qua các chất bổ sung. Điều này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của Poodle mẹ. Cụ thể, sự giảm nồng độ canxi trong máu có thể xảy ra trong quá trình chuyển dạ.
Một số lưu ý khi cho chó Poodle ăn
Bạn phải tăng lượng thức ăn cho Poodle để phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của từng con. Chó Poodle có xu hướng ăn quá nhiều vào mùa đông và ăn ít hơn vào mùa hè. Bạn nên dựa vào đó để đưa ra chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Không nên cho Poodle ăn quá no hoặc quá đói, các bữa ăn nên cách đều nhau. Lưu ý, cho chúng ăn đúng giờ, không nên ăn cả bữa trong ngày. Nếu thức ăn thừa phải bỏ ngay, thay bằng thức ăn mới.
Nếu thấy Poodle có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy thì nên xem lại thức ăn của mình có vấn đề gì không? Nếu chó của bạn vẫn chưa hết tiêu chảy trong 1-2 ngày, bạn nên cho bé dùng sản phẩm điều trị tiêu hóa cho chó và đưa Poodle đến bác sĩ thú y ngay lập tức, không chậm trễ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của Poodle.
Bạn cũng nên thỉnh thoảng cho Poodle ăn đồ ăn vặt như snack – bánh thưởng – xương gặm cho chó, phô mai khô, khoai tây khô, … Bạn có thể dùng chúng như một phần thưởng mỗi khi Poodle nghe lời chẳng hạn. Bổ sung thêm các loại trái cây tươi sạch như chuối, việt quất, dưa chuột,… rất tốt cho hệ tiêu hóa của chó Poodle.
Cách chăm sóc và vệ sinh chó Poodle
Về chăm sóc chó Poodle
Chăm sóc chó Poodle bảo dễ thì cũng dễ nhưng khó cũng khó lắm đấy nhé, Poodle rất tăng động và tinh nghịch, cần được chủ cưng chiều nên các bạn phải tuân thủ các điều sau để chăm sóc cho chúng tốt nhất.
Đầu tiên, bạn phải cho chúng sinh hoạt môi trường thoáng mát và sạch sẽ, tránh ánh nắng mặt trời , nếu bạn nuôi chúng ở xứ lạnh thì mùa đông cho chúng thêm áo giữ ấm nếu đi ra ngoài, tốt nhất hạn chế chúng ra ngoài nếu trời lạnh.
Ngoài ra, Poodle là loài chó tăng động hay đùa nghịch nên bạn dành cho chúng từ 15 – 30 phút / ngày đi dạo hay chơi đùa với chúng, hạn chế việc bỏ chúng một mình vì điều này ảnh hưởng tới tâm lý của chúng.
Đối với chó Poodle trong thời kỳ mang thai,ngoài việc cho chúng đầy đủ dinh dưỡng, cân bằng cảm xúc cho chúng còn phải cho chúng tập đi bộ mỗi ngày để có thể dễ dàng sinh sản hơn. Nếu bỏ bước này dễ làm chúng đẻ non và béo phì sau khi sinh, thậm chí chúng tự mình đẻ và lúc này tận 2 – 3 năm bạn mới có thể phối giống lại.
Về vệ sinh cho chó Poodle
Còn về mặt vệ sinh, tắm rửa cho chó Poodle thì bạn cũng tuân thủ theo các bước sau để tránh bé bị bệnh về đường hô hấp do cảm lạnh.
Đầu tiên là chuẩn bị đầy đủ sữa tắm, nước ấm hoặc nước nóng, máy sấy. Sau đó, bạn dùng nước ấm xả ướt người em nó và thoa sữa tắm nhẹ nhàng khắp cơ thể chúng. Sau khi đã kỳ cọ kỹ cơ thể chúng thì bạn dùng dầu xả hoặc dưỡng ẩm để bộ lông chúng mượt mà hơn.
Tiếp đó, dùng khăn khô lau khô người chúng ngay lập tức và máy sấy chuyên dụng để làm khô lông cho chúng. Nếu bạn sợ chúng cảm lạnh, bạn có thể cho chúng uống thêm sữa ấm sau tắm và trước khi tắm cho chúng uống viên thuốc cảm lạnh.
Kinh nghiệm và lưu ý khi nuôi cho Poodle
Poodle rất dễ cảm lạnh và mắc các bệnh về lông, xương khớp, hô hấp và đường ruột, do đó bạn nên chăm sóc cẩn thận khi cho chúng hoạt động và ăn uống. Đặc biệt, tránh tắm nhiều vì dễ gây cảm lạnh cho chúng, chỉ nên tắm 2 – 3 lần/ tuần, nếu nuôi vùng lạnh thì không nên tắm cho chúng vào mùa đông. Ngoài ra, bạn nên chú ý đến việc cắt tỉa lông để tránh bệnh về gàu trắng, ve, nấm cho poodle.
Nếu nghĩ chúng bị bệnh cảm thì nên cho chúng uống nước gừng để làm ấm và cho uống thuốc phế quản.Hãy nhớ rằng luôn tẩy giun sán định kỳ và tiêm vắc-xin ngừa bệnh cho chó poodle, nếu thấy chúng có triệu chứng bất thường lập tức cho chúng đến bác sĩ thú y.
Cách dạy dỗ, huấn luyện chó Poodle
Một chú chó Standard Poodle yêu cầu được tập thể dục thường xuyên để khoẻ mạnh, duy trình cân nặng cơ thể, chúng có một nguồn năng lượng dồi dào cần được giải phóng, lịch sử của Poodle khổng lồ là chó thể thao, nên chúng sẽ bị dư thừa năng lượng nếu không vận động mạnh, ngoài ra với sự thông minh của mình, chó Poodle cần được kích thích về mặt tinh thần để linh hoạt nhanh nhẹn hơn.
Nhưng nếu cún của bạn là Toy Poodle hoặc Poodle Tiny hay chó Teacup thì yêu cầu được vận động chó Cún chỉ ở mức vừa phải hoặc thấp. Toy Poodle chỉ cần được dành khoảng 30p mỗi ngày để đi dạo ra bên ngoài và chơi một số trò chơi ném bắt nhẹ nhàng là được, nếu trong nhà có không gian thì bạn cũng có thể cho chúng chạy nhảy bên trong nhà.
Giống như các giống chó khác, Poodle cần được huấn luyện vâng lời và các mệnh lệnh cơ bản từ nhỏ, hoặc khi mới về nhà mới với chủ mới.
Poodle là giống chó rất thông minh và luôn háo hức làm hài lòng chủ, nên việc huấn luyện chúng sẽ không quá khó khăn. Các mệnh lệnh cơ bản mà chó Poodle có thể tiếp thu rất nhanh như: Gọi tên, lệnh đứng, ngồi, nằm, đi ra, đi vào hoặc gọi tới.
Lúc đầu, có thể dùng thức ăn để tạo động lực cho Poodle trong khi huấn luyện, sau đó chỉ cần vuốt đầu hoặc khen ngợi chúng.
Huấn luyện chó Poodle tự chơi một mình cũng rất quan trọng, vì giống chó này rất gắn bó với chủ nhân và luôn lo lắng nếu bị bỏ rơi, thế nên hãy tập cho chúng ở một mình từ khi còn nhỏ, đơn giản bằng cách cho chúng ở trong chuồng với đồ chơi từ 20-30ph mỗi ngày khi bạn ở phòng khác hoặc làm việc khác, dần dần chúng sẽ quen với việc ở một mình.
Chó Poodle phát triển mạnh nhờ sự kích thích tinh thần, vì thế hãy dành thời gian mỗi ngày để chơi và dạy Poodle một trò mới hay ho nhé.
Các vấn đề sức khoẻ của chó Poodle
Chó Poodle về cơ bản là giống chó khoẻ mạnh, có tuổi thọ dài từ 12-15 năm, nhưng giống như các giống chó khác, Poodle sẽ mắc một số tình trạng sức khoẻ, không phải tất cả Poodle đều mắc bệnh, nhưng quan trọng là bạn biết được Cún đang gặp vấn đề gì qua các dấu hiệu và chữa trị phù hợp.
Các bệnh của chó Poodle có thể là do di truyền, do bẩm sinh hoặc phát sinh trong quá trình sống. Cụ thể, các vấn đề sức khoẻ phổ biến nhất của chó Poodle là:
- Các bệnh di truyền: các vấn đề xương khớp hay bệnh động kinh (PDE) hay bệnh Addison khá phổ biến ở chó Poodle, xuất hiện do di truyền. Do đó, hãy chọn nuôi chó Poodle từ các địa chỉ uy tín, rõ ràng nguồn gốc để tránh các vấn đề sức khoẻ này.
- Các bệnh nhiễm virus nguy hiểm ở chó: bệnh Parvo, bệnh Care, ho cũi chó… Đây là các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng với bất kỳ chú chó nào và cách tốt nhất chính là phòng bệnh bằng cách tiêm vac-xin cho chó đầy đủ và đúng lịch. Lưu ý, nên mang Cún về nhà khi đủ 2 tháng tuổi trở lên và đã được tiêm 2 mũi vac-xin.
- Chứng giãn dạ dày-Volvulus: Thường được gọi là chứng đầy hơi, đây là một tình trạng đe dọa tính mạng ảnh hưởng Poodle, đặc biệt nếu chúng được cho ăn một bữa lớn mỗi ngày, ăn nhanh, uống nhiều nước sau khi ăn, và vận động mạnh sau khi ăn.
- Các vấn đề trên da, lông: Chó Poodle có thể gặp các vấn đề trên da như lông rụng nhiều, chó Poodle bị viêm da do nấm, ngứa, do ký sinh trùng… Điều này làm ảnh hưởng đến ngoại hình và sức khỏe lâu dài của chó Poodle. Do đó, bạn cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho chó Poodle, chải lông thường xuyên, sổ giun cho chó Poodle theo lịch và giữ cho môi trường sống luôn thoáng mát, sạch sẽ.
Poodle là giống chó sở hữu vẻ ngoài đáng yêu, thông minh nên được rất nhiều người yêu thích. Hy vọng qua bài viết này, Laputa Farm đã giúp bạn lưu ý được những cách nuôi chó Poodle và chăm sóc theo từng độ tuổi đúng cách.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Địa chỉ: Hồ Buôn Bông, xã Eakao, TP Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk
Hotline: 0906 032 127
Email: laputafarmvn@gmail.com