Tiêu chảy là căn bệnh phổ biến ở chó, nhất là chó con từ 1 – 4 tháng tuổi. Nhiều trường hợp tiêu chảy không nghiêm trọng và có thể khỏi nếu chó được chăm sóc đúng cách tại nhà. Khi chó bị đi ngoài tốt nhất là không nên vội vàng cho uống thuốc hoặc đi bác sĩ thú y. Cần xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh đi ngoài ở chó là gì để giải quyết. Nếu chó bị đi ngoài do ăn phải thức ăn khó tiêu hoá hoặc thức ăn có tính kích thích dạ dày, thì các bạn có thể điều trị tại nhà.

Nếu chó bị đi ngoài do ăn phải thứ gì đó không nên ăn, dị vật, thì chúng tôi khuyên bạn hãy trực tiếp nên đưa chúng đến bác sĩ thú y để kiểm tra và xác định nguyên nhân thực sự của bệnh. Cùng tham khảo chi tiết trong bài viết bên dưới mà Laputa Farm giải đáp chi tiết về cách điều trị bệnh tiêu chảy ở chó nhé!

Cách điều trị bệnh tiêu chảy ở chó thông qua chế độ ăn

Kiêng cho chó ăn từ 12-24 tiếng. Việc này sẽ giúp xoa dịu và bình thường hóa hoạt động của đường ruột đang trong trạng thái nhạy cảm.

Cho chó uống nước sạch. Trong thời gian kiêng ăn, bạn cần cho chó uống nước sạch. Uống đủ nước giúp chó giảm nguy cơ mất nước

Cho chó ăn nhẹ sau khi hết thời gian kiêng ăn. Sau thời gian nhịn ăn, bạn KHÔNG ĐƯỢC cho chó quay lại chế độ ăn bình thường ngay. Thay vào đó, nên cho chó ăn thức ăn dễ tiêu hóa.

  • Tốt nhất là KHÔNG có chất béo và thịt đỏ.
  • Cho chó ăn một ít thịt gà nấu cùng với cháo trắng.
  • Tránh cho chó uống sữa và sản phẩm từ sữa vì nhiều con chó không thể dung nạp lactose và dẫn đến tiêu chảy nặng hơn

Chia lại kích thước khẩu phần ăn. Bữa ăn nhỏ ít gây kích thích ruột và co thắt. Sau quãng thời gian nhịn ăn, lượng thức ăn cho chó ăn một ngày nên tương đương với chế độ ăn bình thường. Tuy nhiên, bạn nên chia thành ba hoặc bốn phần nhỏ hơn và cho chó ăn trong suốt cả ngày. Chia nhỏ khẩu phần ăn giúp ngăn ngừa tiêu chảy tái phát.

Sử dụng men tiêu hóa: vi khuẩn trong men vi sinh có ích cho tiêu hóa, giúp chó mau phục hồi sau tiêu chảy. Nói chung, bạn có thể trộn men tiên hóa với nước sạch, thức ăn và cho chó ăn trong 5 ngày liên tiếp.

Quyết định xem có nên đưa chó đi khám hay không

Xác định xem chó có ăn phải thức ăn nguy hiểm không. Nếu chó ăn phải thức ăn không nên ăn, dị vật nguy hiểm thì phải lập tức đưa bé tới bác sĩ thú y.

Đo nhiệt độ cho chó. Tiêu chảy đơn thuần hiếm khi kèm theo sốt. Triệu chứng sốt chứng tỏ chó đang bị một loại nhiễm trùng/nhiễm khuẩn nào đó.

  • Nhiệt độ bình thường vào khoảng 38 – 39 độ C.
  • Nhiệt độ 39,7 độ C hoặc cao hơn chứng tỏ chó nhà bạn đang bị sốt.

Lưu ý khi chó bị tiêu chảy kèm theo nôn mửa.

Nôn mửa kết hợp với tiêu chảy thường rất nguy hiểm vì chó sẽ bị mất nước gấp đôi. Điều này sẽ đặt chó vào tình thế mất nước nghiêm trọng và càng đáng lo ngại hơn nếu chó không thể uống và dung nạp nước.

Nếu gặp trường hợp trên, bạn nên đưa chó đi khám ngay.

Kiểm tra tiêu chảy có kèm theo máu hay không.

Tình trạng tiêu chảy kèm theo máu chứng tỏ chó bị viêm hoặc xuất huyết. Xuất huyết có thể đe dọa tính mạng. Do đó nên đưa chó đi khám ngay nếu có máu lẫn trong phân chó.

Quan sát nếu chó bị suy nhược, phờ phạc hoặc suy sụp. Chó nếu bị tiêu chảy nhẹ vẫn có thể tươi tỉnh. Nếu chó nhà bạn bị tiêu chảy nhưng mắt vẫn sáng và lanh lợi thì bạn vẫn có thể tự mình kiểm soát vấn đề và chưa cần đưa cho đi khám bác sĩ.

Tuy nhiên, nếu chó tỏ ra thiếu sức sống, phờ phạc, không ổn định hoặc tệ hơn là suy sụp, bạn nên đưa chó đi khám.

LƯU Ý

  • Tiêu chảy kèm theo dịch nhầy chứng tỏ ruột bị kích thích. Giun sán, tim lợn sống và một số bệnh có thể gây ra tình trạng lẫn chất nhầy trong phân. Vì vậy bạn phải sớm tẩy giun chó chó.
  • Trong quá trình điều trị tiêu chảy. Bạn không nên cho chó ăn những thực phẩm mà chúng chưa bao giờ ăn.
  • Quá trình chuyển đổi thức ăn cho chó nên được thực hiện một cách từ từ để tránh làm chó bị ốm và tiêu chảy thêm trầm trọng.

Như vậy, Laputa Farm đã giải đáp cho bạn chi tiết về cách điều trị bệnh tiêu chảy ở chó. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm cho mình những thông tin hữu ích nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!