Trước khi mang chó về nhà, bạn cần tìm hiểu rõ cách chăm sóc loài vật này. Chúng cần được đáp ứng nhu cầu cả về thể chất lẫn tinh thần. Thực phẩm dinh dưỡng, nước sạch, nhà, môi trường an toàn là những yếu tố mà chú chó cần khi chuẩn bị gia nhập vào nhà mới, kể cả việc có nhiều thời gian chơi đùa, rèn luyện và kích thích tinh thần. Chăm sóc chó là một nhiệm vụ khá lớn lao và không nên xem nhẹ việc nuôi loài vật này.

1. DUY TRÌ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG TỐT
▪︎Cho chó ăn thực phẩm chất lượng cao.
Thịt (không phải phụ phẩm động vật) và rau củ nên nằm trong số thành phần đầu tiên của thực phẩm dành cho chó.
Cho chó ăn theo lịch trình cố định.
Bạn nên cho chúng ăn hai lần một ngày.
Việc cho ăn theo thời gian cố định cũng hữu ích trong quá trình huấn luyện đi vệ sinh. Chó thường hay “giải quyết nỗi buồn” từ 20-30 phút sau khi ăn.
▪︎Cẩn trọng khi cho chó ăn thực phẩm của con người.
Cho chó ăn nhiều gia vị hoặc muối sẽ làm giảm tuổi thọ của chúng.
Một số loại thức ăn của người có thể gây tổn hại hoặc tước đi sinh mạng của chó. Bạn cần chắc chắn rằng chúng không ăn các loại thực phẩm sau đây: nho, nho khô, sô cô la, bơ, bánh ngọt, hành tây, tỏi, hẹ.
▪︎Cung cấp nước cho chó. Bạn cần chuẩn bị nước sạch cho chúng thường xuyên.
2. CHĂM SÓC SỨC KHỎE.
▪︎Lựa chọn bác sĩ thú y có tay nghề mà bạn có thể tin tưởng.
Cách hiệu quả để chọn bác sĩ thú y phù hợp là cân nhắc xem liệu người này có khả năng trả lời câu hỏi của bạn một cách nhanh chóng và đầy đủ không, đồng thời quan sát cách họ tương tác với thú cưng.
Ngoài ra, bạn cũng cần biết thông tin liên lạc của bác sĩ thú y cấp cứu hoạt động 24 giờ một ngày cũng như cả ngày cuối tuần.
▪︎Đưa chó đi tiêm ngừa.
Hãy đảm bảo chú chó của bạn đã được chích ngừa 3 mũi và chích ngừa bệnh dại.
Áp dụng các biện pháp phòng ngừa ký sinh trùng thường xuyên. Tẩy giun cho chó 3-4 lần/ năm. Phun khử trùng nơi chó sống khi có dấu hiệu của ve, bọ chét.
▪︎Đảm bảo cân nặng của chó ở mức bình thường.
Hầu hết chó bị thừa cân hoặc béo phì do không tập luyện đầy đủ và ăn quá nhiều. Đối chiếu cân nặng lý tưởng của từng giống chó và cho chúng ăn dựa trên tiêu chí này.
Nếu cân nặng vượt 20%, chú cún đã bị béo phì. Chứng béo phì có thể làm giảm tuổi thọ của chó xuống 2 năm. Chó bị béo phì cũng gặp nguy cơ mắc ung thư, bệnh tim, tiểu đường, viêm xương khớp và sỏi bàng quang
3. LÀM VỆ SINH CHO CHÓ
▪︎ Giữ gìn vệ sinh bộ lông cho chó. Lông bẩn có thể khiến cho da chó bị viêm nhiễm, vì thế bạn nên tắm cho chó bằng xà phòng dành riêng cho chó nếu chúng bị bẩn. Hầu hết chó thường chỉ cần tắm một đến hai lần một tháng.
▪︎Chải lông cho chó. Tần suất chải lông cho chó sẽ khác nhau tùy vào mỗi giống chó và mức độ rụng lông của chúng.
▪︎Tắm, sấy và chải lông còn giúp bạn phát hiện các vấn đề về da, viêm da, phát hiện các vết thương hay ve bọ chét.
▪︎Cắt móng cho chó. Công việc này thường không đơn giản. Cắt chậm rãi và đều đặn, đảm bảo không cắt vào tủy móng. Việc cắt phạm vào tủy móng sẽ làm tổn thương chó và khiến chúng sẽ chống đối kịch liệt khi sau này bạn cắt móng cho chúng.

4. RÈN LUYỆN, TƯƠNG TÁC VÀ CHƠI ĐÙA
▪︎Tập luyện thường xuyên giúp đốt cháy năng lượng thừa mà nếu không được lưu ý, năng lượng này sẽ dẫn đến các vấn đề hành vi như sủa liên tục, gặm nhấm, đào bới.
▪︎Tạo sự hưng phấn cho chó bằng việc huấn luyện có thưởng. Cũng giống như người, chó rất dễ rơi vào tình trạng chán nản. Để có được một cuộc sống vui vẻ, chúng cần được kích thích tinh thần. Sự hưng phấn có thể hình thành thông qua huấn luyện phục tùng. Bạn nên huấn luyện chúng ngồi xuống, nằm yên, và lại gần khi được gọi.
▪︎Dạy cho chó tương tác. Chó cần được học tương tác tốt để khi lớn lên chúng có tính cách hòa đồng với xung quanh. Khi chó con được vài tuần tuổi, bạn cần cho chúng tiếp xúc với người, ánh sáng, âm thanh, mùi để chúng xem những thứ đó là bình thường và không cảm thấy sợ hãi sau này.
▪︎Sau khi chú cún được tiêm chủng cần thiết, bạn nên tập thích nghi cho chúng. Điều này có nghĩa là cẩn thận cho chó tiếp xúc với người, động vật và những con chó khác, cũng như địa điểm khác bên ngoài nhà bạn. Làm quen với việc đi xe, đi dạo trong khu phố và công viên dành cho chó là những cách hiệu quả để chú cún hòa nhập với con người và những chú cún khác.
▪︎Nếu chúng cảm thấy sợ hãi hay không thoải mái thì bạn cần hết sức kiên trì khi cho chó tiếp xúc với những thứ đó nhưng ở khoảng cách phù hợp. Thưởng cho chúng vì hành vi bình tĩnh. Dần dần, bạn hãy di chuyển vật đó lại gần hơn, tiếp tục thưởng cho cún cưng để chúng hình thành sự liên kết tích cực đối với đồ vật.
5. THỂ HIỆN SỰ TÔN TRỌNG VÀ YÊU THƯƠNG.
Đặt cho chú cho một cái tên.
Tôn trọng chú chó của bạn. Đừng bao giờ trừng phạt chó bằng bạo lực.
Xây dựng mối gắn kết yêu thương và tôn trọng với cún . Những chú chó sẽ yêu bạn suốt đời nếu bạn đối xử tốt với chúng. Hãy dành thời gian ở bên chúng, tìm hiểu tính cách của chúng và điều gì có tác dụng khích lệ chúng. Bạn càng tiếp xúc nhiều với chó, cuộc sống của cả hai sẽ càng hạnh phúc hơn.
Chuẩn bị cho cún cưng chỗ ngủ thoải mái và không phải ở ngoài trời với điều kiện khắc nghiệt.
Không bao giờ được xích chó, vì có thể gây tổn thương chân hoặc cổ của chúng.
Việc thả chó ra ngoài trời vào mùa hè nóng bức hoặc mùa mưa lạnh mà không được bảo vệ an toàn có thể khiến chúng bị thương hoặc thậm chí là tử vong. Tốt nhất, bạn nên để chó trong nhà khi thời tiết khắc nghiệt, nhưng nếu không có khả năng thì bạn nên cung cấp chỗ ở kín đáo và thật nhiều nước cho cún cưng.
Bài viết liên quan
Chó Shiba Inu có dễ nuôi không? Hướng dẫn chăm sóc từ A-Z
Top 10 giống chó thông minh nhất thế giới | Loài khôn nhất?
Chó mang thai bao lâu? Dấu hiệu chó sắp đẻ, chó mang thai là gì?
Chó bị tiêu chảy điều trị thế nào? Cách chữa chó con đi ngoài
Cách nuôi chó Alaska có dễ không? Chi phí nuôi và chăm sóc?
Đục Thủy Tinh Thể Ở Chó